Rủi ro đầu tư tài sản tài chính là một phần không thể tránh khỏi khi tham gia thị trường tài chính. Hiểu rõ và quản lý rủi ro đúng cách sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu các tổn thất và tối ưu hóa lợi nhuận. 

Bài viết này BUFF sẽ giới thiệu các loại rủi ro phổ biến trong đầu tư tài sản tài chính, bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Đồng thời đề xuất các giải pháp để nhà đầu tư có thể phòng tránh và kiểm soát rủi ro.

Định nghĩa đầu tư tài sản tài chính

Tài sản tài chính là những tài sản phi vật chất, và có giá trị được xác định từ các quyền đòi nợ hợp đồng (contractual claim), ví dụ như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu, hoặc quyền tham gia vào vốn điều lệ của một công ty. 

Đầu tư tài sản tài chính là việc sử dụng tiền để mua các công cụ tài chính. Mục tiêu là gia tăng giá trị tài sản qua thời gian, thông qua thu nhập từ cổ tức, lãi suất, hoặc sự tăng trưởng giá trị của các công cụ tài chính.

Các hình thức đầu tư tài sản tài chính phổ biến bao gồm:

  1. Cổ phiếu: Đầu tư vào phần vốn chủ sở hữu của công ty, thu lợi từ cổ tức và sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu.
  2. Trái phiếu: Đầu tư vào các khoản nợ của chính phủ hoặc công ty, nhận lãi suất cố định định kỳ.
  3. Quỹ đầu tư: Đầu tư vào các quỹ tài chính, nơi tiền của nhà đầu tư được đóng góp vào danh mục tài sản đa dạng.
  4. Chứng chỉ tiền gửi: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính có lãi suất cố định từ ngân hàng.

dau-tu-tai-san-tai-chinh

Các loại rủi ro đầu tư tài chính và cách phòng tránh

Việc nhận biết các loại rủi ro trong đầu tư tài chính và áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả sẽ giúp bạn tự tin hơn khi ra quyết định đầu tư. 

Rủi ro thị trường (market risk)

Rủi ro từ việc các khoản đầu tư giảm giá trị do biến động kinh tế hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

 

Loại rủi ro

Mô tả

Rủi ro cổ phiếu

Áp dụng với các khoản đầu tư vào cổ phiếu. Giá thị trường của cổ phiếu thay đổi liên tục tùy thuộc vào cung cầu. Rủi ro cổ phiếu là rủi ro do giá cổ phiếu giảm.
Rủi ro lãi suất Áp dụng với các khoản đầu tư vào nợ, chẳng hạn như trái phiếu. Đây là rủi ro mất tiền do sự thay đổi lãi suất. Ví dụ, nếu lãi suất tăng, giá trị thị trường của trái phiếu sẽ giảm.
Rủi ro tỷ giá

Xảy ra khi nhà đầu tư sở hữu các khoản đầu tư nước ngoài. Đây là rủi ro mất tiền do sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Ví dụ, nếu đồng USD mất giá so với đồng VND, các cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của bạn sẽ giảm giá trị khi chuyển đổi sang VND

 

Biện pháp phòng tránh rủi ro thị trường:

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư qua nhiều loại tài sản, ngành nghề, và khu vực.
  • Sử dụng công cụ phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai để giảm thiểu tác động của biến động giá.
  • Chuyển đổi tài sản sang các khoản đầu tư an toàn hơn như trái phiếu chính phủ.
  • Chọn trái phiếu ngắn hạn hoặc lãi suất thả nổi để giảm rủi ro lãi suất.
  • Theo dõi thị trường và điều chỉnh danh mục khi cần.

theo-doi-thi-truong

Rủi ro thanh khoản (liquidity risk)

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đầu tư tài sản tài chính xảy ra khi một tài sản tài chính, chứng khoán hoặc hàng hóa không thể được giao dịch nhanh chóng trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của nó. 

Điều này có thể khiến nhà đầu tư không thể bán tài sản để thu hồi vốn khi cần thiết hoặc phải bán với giá thấp hơn giá trị thực tế.

Có hai loại rủi ro thanh khoản trên trị trường tài chính:

Loại rủi ro thanh khoản

Mô tả

Giải pháp

Thanh khoản thị trường Rủi ro thanh khoản thị trường là khi một tài sản không thể bán được do thiếu thanh khoản – Mở rộng biên độ giá mua – giá bán

– Dự trữ thanh khoản rõ ràng

– Kéo dài thời gian nắm giữ tài sản để tính toán giá trị rủi ro (VaR)

Thanh khoản tài chính Rủi ro thanh khoản tài chính là khi một tổ chức hoặc cá nhân không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. 

Hoặc phải thanh toán với mức giá không hợp lý do thiếu khả năng tài chính hoặc thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn.

– Quản lý các dự trữ thanh khoản và chiến lược tài chính để đảm bảo thanh toán đúng hạn.

– Đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết, bao gồm việc dự phòng ngân quỹ.

Tham khảo tại Wikipedia

Rủi ro tín dụng (credit risk)

Rủi ro tín dụng là khả năng tổn thất tài chính xảy ra khi người vay không thể trả nợ đúng hạn, bao gồm cả gốc và lãi. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn dòng tiền, tăng chi phí thu hồi nợ và làm giảm giá trị của khoản đầu tư. 

Rủi ro tín dụng không chỉ áp dụng cho các khoản vay ngân hàng mà còn đối với các công cụ tài chính như trái phiếu, chứng khoán hoặc các nghĩa vụ tài chính khác.

Cách phòng tránh rủi ro tín dụng:

Giải pháp

Mô tả

Đánh giá tín dụng kỹ lưỡng Trước khi cho vay, nhà đầu tư hoặc tổ chức tín dụng cần đánh giá khả năng trả nợ của người vay thông qua các chỉ số tài chính như mức nợ, thu nhập, lịch sử tín dụng và các tài sản đảm bảo.
Đa dạng hóa Không nên dồn hết vốn vào một khoản vay hoặc trái phiếu từ một công ty. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp giảm thiểu tác động của một khoản vay không trả được.
Xếp hạng tín dụng Sử dụng các dịch vụ xếp hạng tín dụng từ các tổ chức uy tín như Saigon Ratings, FiinRatings, VIS Rating, hoặc S&I Ratings để đánh giá độ tin cậy của các khoản vay hoặc trái phiếu.
Theo dõi tình trạng tài chính của người vay Liên tục theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của người vay sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu không thể thanh toán để có biện pháp kịp thời.

Lời kết

Hiểu rõ các loại rủi ro đầu tư tài sản tài chính là bước quan trọng giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và bảo vệ vốn. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, nhưng việc áp dụng các chiến lược phòng tránh hiệu quả sẽ giảm thiểu đáng kể tác động của chúng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng đầu tư an toàn và hiệu quả, hãy khám phá ứng dụng BUFF – giải pháp đầu tư và tích lũy tài chính hiện đại dành cho người Việt. Tải ngay ứng dụng BUFF để bắt đầu hành trình đầu tư thông minh của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *