Năm 2022 sắp đến với những hy vọng mới cũng là lúc chúng ta ngồi lại để nhìn nhận về năm 2021 đã qua và lên kế hoạch cho năm mới. Ảnh hưởng từ đại dịch trong năm 2021 đã khiến chúng ta cần phải nghiêm túc hơn trong việc kiểm soát tài chính cá nhân cũng như chi tiêu sao cho hợp lý. Vì vậy một mục tiêu cho sức khỏe tài chính dồi dào sẽ luôn cần nằm trong kế hoạch năm mới của chúng ta.

Sau đây BUFF sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập mục tiêu tài chính cho năm 2022:

Tại sao cần lên mục tiêu tài chính trước khi bắt đầu năm mới?

Song hành với sự phát triển cuộc sống của mỗi người thường luôn đi kèm với sự phát triển tài chính, dù vậy không phải ai cũng có một mục tiêu tài chính rõ ràng và một kế hoạch cụ thể để biến những điều viết trên giấy thành hiện thực. Chính vì vậy đôi khi những áp lực từ cuộc sống, sức hút từ cuộc vui với bạn bè và sự hưởng thụ của bản thân có thể làm bạn quên mất đi việc kiểm soát chi tiêu và đưa bản thân vào hoàn cảnh khó khăn. Một mục tiêu tích lũy rõ ràng sẽ giống như kim chỉ nam giúp bạn đi đúng đường và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy bạn hành động.

Thiết lập mục tiêu tài chính theo Smart Goal

S – Specific – Cụ thể: Xác định rõ ràng và cụ thể mục tiêu.

Ví dụ, mục tiêu của bạn trong năm 2022 là xây dựng một quỹ dự phòng cho những việc khẩn cấp.

Hãy hình dung mục tiêu đó một cách rõ ràng. Bạn càng thấy rõ, càng biết chính xác những gì cần làm để thực hiện nó. Đó chính là lý do tại sao bạn nhất định phải làm được, lý do càng lớn thì động lực và sự quyết tâm của bạn trong việc hiện thực hóa mục tiêu càng cao.

M – Measurable – Đo lường được: Con số cụ thể bạn cần đạt được để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu có thành công hay không. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Trong khoảng thời gian bao lâu?

Ví dụ: bạn muốn tích lũy 60 triệu trong năm nay thì mỗi tháng cần tiết kiệm ít nhất 5 triệu.

Những con số cụ thể giống như đòn bẩy thúc đẩy tinh thần, động lực để bạn nỗ lực không ngừng nghỉ đạt được mục tiêu mong muốn.

A – Achievable – Tính khả thi: Đánh giá khả năng hiện tại của bạn để xem mục tiêu đã vừa sức nhưng vẫn có tính thách thức hay chưa. Số tiền mỗi tháng bạn kiếm được là bao nhiêu? Bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu % khoản tiền đó. Khoản tiền bạn tiết kiệm nên vừa sức và đừng quá khó khăn. Nếu bạn vì để đầu tư mà tiết kiệm quá nhiều, không dám ăn uống, chăm sóc cho sức khỏe, học hỏi thêm những kiến thức mới thì điều này có thể sẽ phản tác dụng.

Ví dụ: Hiện tại bạn có khả năng tích lũy được 4 triệu/tháng. Năm 2022 bạn có thêm một công việc freelance ngoài công việc chính vì vậy bạn có thể kiếm thêm nhiều tiền hơn. Bạn chỉ cần chi tiêu theo đúng kế hoạch sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.

R – Resource – Nguồn lực cần thiết: Nhân lực, vật lực và tài lực bạn đang có để giúp bạn hoàn thành mục tiêu.

T – Time bound – Giới hạn thời gian: Thời gian cụ thể bạn cần phải hoàn thành mục tiêu. Trên khoảng thời gian này bạn nên chia thành những chặng nhỏ với những mục tiêu nhỏ cụ thể để đạt được mục tiêu lớn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình và có sự thay đổi phù hợp giúp hoàn thành tiến độ một cách hiệu quả.

Các yếu tố cần có để xây dựng một mục tiêu tài chính hiệu quả

Khi đặt các mục tiêu liên quan tới tài chính, bạn có thể đặt ít hoặc nhiều mục tiêu tùy vào năng lực và khả năng kiếm tiền của bản thân. Tuy nhiên nếu bạn đặt ra quá nhiều trong khi chưa đủ khả năng hoàn thành có thể gây ra sự choáng ngợp và bỏ cuộc giữa chừng. Hoặc nếu bạn chưa biết nên đặt mục tiêu gì thì có một cách tiếp cận đơn giản hơn đó là hãy đặt một mục tiêu trong ngắn hạn và một mục tiêu trong dài hạn.

Mục tiêu tài chính ngắn hạn

Ví dụ như xây dựng quỹ dự phòng, đầu tư hoặc thậm chí là trả nợ. Theo Backbase, công ty fintech có trụ sở tại Hà Lan vừa công bố báo cáo Sức khỏe ngành tài chính và ngân hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ ra 62% người Việt cảm thấy bản thân đang ‘ngập’ trong nợ nần. Vì vậy, nếu bạn đang sống trong nợ nần thì việc đầu tiên cần làm là lên mục tiêu trả nợ, sau đó là tiết kiệm và tạo một quỹ dự phòng cho những việc khẩn cấp như thất nghiệp, đau ốm đột xuất hay có công việc ngoài ý muốn xảy ra cần tiền gấp.

Mục tiêu tài chính dài hạn

Đây là lúc bạn hãy nghĩ lớn và mơ về một tương lai xa hơn như mua nhà, độc lập tài chính năm 50 tuổi hoặc du lịch vòng quanh thế giới. Hãy cân nhắc xem bạn muốn hoàn thành điều gì trong 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm tới và số tiền cần chuẩn bị để hoàn thành mục tiêu đó, từ đó tìm ra số tiền bạn cần tiết kiệm hàng năm và mỗi tháng

Một lưu ý của BUFF dành cho bạn khi đặt mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn đó là hãy tìm kiếm một nơi để tiền tích lũy hiệu quả. Ví dụ khoản tiết kiệm cho việc khẩn cấp trong 6 – 12 tháng bạn có thể gửi tích lũy tại BUFF để hưởng lãi suất cao hơn ngân hàng hoặc khoản tiết kiệm cho mục tiêu tài chính dài hạn có thể đem một phần đi đầu tư hơn là chỉ gửi trong ngân hàng.

Một số yếu tố khác

Ngoài những mục tiêu gắn liền với sự đảm bảo về sức khỏe tài chính, bạn cũng cần lên những mục tiêu tận hưởng cuộc sống và tự thưởng cho bản thân. Điều đó sẽ giúp bạn nạp năng lượng và có thêm nhiều động lực để phát triển lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *