Tài chính cá nhân có thể là một khái niệm rộng và khá mơ hồ đối với nhiều người. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và áp dụng đúng phương pháp quản lý tài chính cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Trong bài viết này, hãy cùng BUFF khám phá một số bí quyết quản lý tài chính hiệu quả và thử áp dụng ngay nhé.
Nội dung bài viết
Tại sao cần quản lý tài chính cá nhân?
Trong cuộc sống hiện đại, tiền bạc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là vô cùng cần thiết.
- Đảm bảo sự ổn định tài chính: Giúp bạn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản hàng ngày như thực phẩm, nước, chỗ ở và giao thông. Đồng thời, hỗ trợ bạn có được khoản dự trữ tiền để đối mặt với khủng hoảng như mất việc, chi phí y tế đột ngột hoặc thiên tai.
- Đạt được mục tiêu tài chính: Có được phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn xác định và đạt được các mục tiêu tài chính lớn hơn. Chẳng hạn như các dự định trong tương lai như mua nhà, mua xe, du lịch hay đạt được tự do tài chính để về hưu sớm hơn.
- Tạo cơ hội đầu tư và phát triển bản thân: Việc quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp bạn có thêm khoản tích lũy cho việc đầu tư sinh lời và phát triển bản thân. Điều này hỗ trợ cho kế hoạch theo đuổi học vấn cao hơn, học thêm ngoại ngữ hoặc tham gia ứng dụng tích lũy thông minh.
Những phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, dễ thực hiện
Dưới đây là 5 cách giúp bạn kiểm soát tài chính dễ dàng và hiệu quả. Tham khảo và lưu lại ngay để áp dụng bạn nhé!
1. Phân bổ thu nhập
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân này giúp bạn xác định rõ ràng các khoản chi cần thiết và không cần thiết. Bằng cách phân chia thu nhập thành các khoản như tiết kiệm, chi tiêu hằng ngày và đầu tư sẽ giúp bạn theo dõi và kiểm soát chi tiêu tốt hơn. Khi đã có kế hoạch rõ ràng cho thu nhập của mình, các cá nhân sẽ ít lo lắng về vấn đề tài chính hơn.
Để phân bổ thu nhập một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng nguyên tắc “50-30-20” như sau:
- Chi tiêu thiết yếu (50%)
Đây là khoản chi cho các nhu cầu về ăn uống, nhà ở, đi lại, hóa đơn tiện ích, và bảo hiểm. Tổng chi tiêu cho mục này không nên vượt quá 50% tổng thu nhập hàng tháng. Nếu có thể hãy tham khảo một số mẹo để tiết kiệm chi tiêu hơn cho những khoản chi cố định này.
- Chi tiêu không thiết yếu (30%)
Các khoản chi tại mục này bao gồm: hoạt động giải trí, mua sắm, du lịch,… Hãy đảm bảo bạn luôn giữ mức chi tiêu này trong khoảng 30% thu nhập.
- Tiết kiệm và đầu tư (20%)
Phần tài chính này được sử dụng cho việc xây dựng quỹ khẩn cấp, tiết kiệm cho tương lai hoặc đầu tư để tăng trưởng tài sản. Việc dành ra 20% thu nhập hàng tháng cho mục này là rất cần thiết, có thể tăng tỷ lệ này lên để sớm đạt được mục tiêu tài chính nhé.
2. Không sử dụng thẻ tín dụng
Duy trì tài chính cá nhân ở trạng thái “dương” và không bao giờ rơi vào cạm bẫy của thẻ tín dụng! Nếu làm được điều đó thì chúc mừng bạn, bạn đã thành công giải được bài toán quản lý tài chính cá nhân khó nhằn này.
Thẻ tín dụng thường có lãi suất cao nếu bạn không thanh toán đầy đủ số dư hàng tháng. Do đó, không dùng thẻ tín dụng giúp bạn tránh được việc tích lũy nợ không cần thiết và các khoản phí lãi suất cao.
3. Sử dụng app quản lý ngân sách chi tiêu
Sử dụng ứng dụng quản lý ngân sách chi tiêu là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả khác bạn có thể tham khảo.
- Ứng dụng giúp bạn theo dõi chi tiêu một cách chính xác và chi tiết, tự động ghi lại các giao dịch đã thực hiện. Đồng thời phân loại chi tiêu theo các danh mục như ăn uống, đi lại, giải trí, và tiết kiệm.
- Ứng dụng cho phép bạn thiết lập ngân sách cho từng danh mục chi tiêu và gửi cảnh báo khi sắp vượt quá ngân sách đề ra.
- Ngoài ra, app sẽ cung cấp các báo cáo chi tiêu chi tiết và biểu đồ trực quan để người dùng phân tích xu hướng chi tiêu của mình.
- Việc sử dụng ứng dụng cũng giúp bạn tăng cường kỷ luật tài chính và nhắc nhở thanh toán hóa đơn đúng hạn.
4. Tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính phù hợp
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ bao gồm việc theo dõi chi tiêu và tiết kiệm mà còn cần đến việc đầu tư tài chính một cách thông minh. Việc đầu tư giúp bạn tăng trưởng tài sản, đa dạng hóa nguồn thu nhập và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Mỗi kênh đầu tư có những đặc điểm, lợi ích và rủi ro riêng. Việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian đầu tư của mỗi cá nhân. Đa dạng hóa danh mục đầu tư và tìm hiểu kỹ lưỡng về từng hình thức giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro hiệu quả.
Tham khảo: Các Kênh Đầu Tư Tài Chính Online: Top 5 Xu Hướng Mới Nhất
Tham khảo giải pháp giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả
BUFF là giải pháp đầu tư và tích lũy toàn diện, được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và chủ động. Nền tảng này cung cấp các sản phẩm tài chính giúp tài sản của bạn sinh lời tự động, thu về lợi nhuận lên tới 12%/năm!
Ứng dụng BUFF hiện đang có 2 sản phẩm đầu tư: Tích lũy và B-Funding
Trong đó, 2 gói tích luỹ phổ biến nhất của BUFF là B-Long và B-Flex. B-Long là các gói tích lũy có kỳ hạn, thích hợp với người có dự định để dành tiền nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi B-Flex cho phép người dùng tích lũy không kỳ hạn, có thể thêm tiền hoặc rút tiền bất kỳ lúc nào vẫn được hưởng trọn lãi suất.
Khác biệt so với mọi app đầu tư hiện nay, B-Funding là sản phẩm kết nối nhà đầu tư và doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn này vào đúng mục đích như: phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tái cơ cấu nguồn vốn. Doanh nghiệp nhận tài trợ thông qua B-Funding có nghĩa vụ thanh toán tiền lãi và khoản tài trợ gốc định kỳ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư không cần đợi đến khi gói B-Funding đáo hạn mới được nhận lãi suất! Tiền lãi sẽ được trả định kì trên ứng dụng với mức lãi suất lên tới 12%/năm.
TẢI ỨNG DỤNG ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LŨY BUFFTrên đây là nội dung về các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cùng ứng dụng đầu tư tiện ích để bạn tham khảo. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chủ đề quản lý tài chính và sử dụng chúng hiệu quả nhé.