Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quản lý tài chính cá nhân thì rất có thể do bạn đang mắc phải một số sai lầm. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra 7 sai lầm phổ biến mà ai cũng có thể dễ dàng mắc phải trong quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là các bạn trẻ. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung bài viết
7 Sai lầm thường gặp trong quản lý tài chính cá nhân
1. Không có kế hoạch tài chính cụ thể
Không có kế hoạch tài chính cá nhân cụ thể và rõ ràng là sai lầm thường thấy ở nhiều người. Đặc biệt đối với thanh niên ở độ tuổi 20 – 30, sai lầm này rất dễ nhìn thấy.
Nguyên nhân có thể đến từ việc bản thân không nhận thấy sự quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính. Tuy nhiên thực tế là kế hoạch chi tiêu hay quản lý tài chính đều quan trọng. Mặc dù bạn không có thu nhập cao nhưng bạn vẫn có thể sống thoải mái nếu có kế hoạch tài chính cụ thể.
Việc lập kế hoạch tài chính không khó như bạn nghĩ. Bạn hãy chia nhỏ các khoản thu chi của mình từ đầu tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tiền dễ dàng hơn.
Ngoài ra, việc lập bản kế hoạch thu chi cụ thể còn giúp bạn định hình được mức chi tiêu hợp lý. Nếu không có kế hoạch, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng chi tiêu quá mức. Hãy tập thói quen đặt ra câu hỏi và ước tính chi tiêu. Dần dần, bạn có thể tự điều chỉnh được sao cho thu và chi ở mức cân bằng, phù hợp.
Bạn có thể tham khảo phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
2. Không có quỹ khẩn cấp và dự phòng
Đôi khi chúng ta thường chạy theo những mục tiêu trước mắt mà quên đi những mục tiêu tài chính xa hơn. Quỹ khẩn cấp và quỹ dự phòng là khoản tiền vô cùng cần thiết. Đây là khoản tiền sẽ cứu cánh khi bạn rơi vào tình huống bất ngờ.
Nếu tính toán xa hơn, bạn hãy tính đến quỹ hưu trí. Nếu bạn dành dụm được một khoản cho quỹ hưu trí ngay từ khi bắt đầu đi làm, số tiền đó sẽ tăng lên rất nhiều khi bạn về hưu. Nếu bạn muốn đầu tư một cách an toàn và lợi nhuận cao, hãy tham khảo một số app đầu tư nhé!
3. Trì hoãn việc tiết kiệm
Sai lầm trong tài chính thường gặp hiện nay là trì hoãn việc tiết kiệm. Vấn đề này được nhìn thấy rõ ràng hơn ở những người trẻ. Khi còn trẻ, ta thường có thói quen chi tiêu có phần hào sảng. Nhiều người không màng đến việc tiết kiệm ngay từ khi còn trẻ.
Bạn hãy thử tưởng tượng sau vài chục năm khi nhìn lại khoản tiền mà mình đã tích góp và đầu tư. Chắc chắn đó là khoản tiền mà nhiều người mơ ước ở độ tuổi đó. Số tiền này sẽ đảm bảo cho bạn cuộc sống tự do tài chính khi bạn về già.
4. Mua nhà vượt quá khả năng tài chính
Mua nhà vượt quá khả năng tài chính cũng là sai lầm lớn mà bạn nên tránh. Mua nhà đòi hỏi một khoản tiền lớn, ảnh hưởng rất nhiều tới tài chính. Vì thế, đây là mục tiêu dài hạn cần sự tính toán chi tiết. Nếu bạn chưa có nguồn tài chính đủ lớn để mua nhà thì không nên vay mượn.
Nếu bạn cần thiết phải mua nhà, hay muốn đầu tư vào bất động sản thì hãy chọn căn phù hợp với khả năng tài chính. Ngôi nhà bạn lựa chọn cần phải phụ thuộc vào nguồn tài chính. Ai cũng muốn có một ngôi nhà to đẹp, rộng rãi. Tuy nhiên, bạn cần đánh giá thực tế xem khả năng tài chính của mình có thể đáp ứng hay không. Hơn nữa, bạn hãy nghĩ đến sự đánh đổi khi dùng 1 khoản tiền lớn để mua nhà thay vì dùng cho đầu tư.
5. Xem nhẹ các khoản vay
Xem nhẹ các khoản vay là một sai lầm vô cùng lớn và dễ thấy qua cách quản lý tài chính cá nhân của sinh viên – những người trẻ. Rất nhiều người vì theo đuổi sự tiện nghi cho bản thân hay ganh đua cùng bạn bè mà không ngừng mua sắm quá đà, vượt quá khả năng tài chính của bản thân. Điều này có thể dẫn đến việc vay nợ để thoả mãn nhu cầu hiện tại, dễ bị cuốn vào vòng xoáy vay nợ.
Đặc biệt, các khoản vay nợ kéo dài tới hàng chục năm sẽ vô tình tạo ra áp lực khi về già. Khi bạn ở độ tuổi nghỉ hưu thì bạn vẫn mang gánh nặng tài chính vì phải trả nợ kèm theo lãi suất lớn. Do vậy, bạn nên dành ra một quỹ tiết kiệm để mua những đồ có giá trị cao.
6. Rơi vào bẫy chi tiêu
Bẫy chi tiêu thường gặp hàng ngày chính là bẫy giảm giá, khuyến mãi và bẫy phút chót. Các doanh nghiệp thường tìm cách để khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Đối với những người không quản lý tài chính một cách chặt chẽ sẽ rất dễ rơi vào những bẫy chi tiêu này.
Cụ thể, bẫy chi tiêu thể hiện ở việc ban đầu khách hàng không có ý định mua hàng, nhưng vì giảm giá, khách hàng có cảm giác được hời và mua nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc khách hàng mua với số lượng lớn hơn dự định, hoặc thậm chí mua những sản phẩm không cần thiết, lãng phí tiền bạc.
Ngoài ra, với bẫy phút chót, khách hàng có xu hướng mua hàng trong tình trạng vội vàng để được giá khuyến mãi hoặc vì số lượng sản phẩm có hạn. Vì thế khách hàng không có đủ thời gian để cân nhắc, lựa chọn. Khi rơi vào bẫy chi tiêu này, khách hàng dễ dàng chấp nhận trả một số tiền lớn hơn để mua hàng.
7. Thu nhập chỉ đến từ một nguồn
Nếu bạn muốn hướng đến tự do tài chính nhanh chóng thì lời khuyên dành cho bạn là không bao giờ để thu nhập chỉ đến từ một nguồn duy nhất.
Khi bạn đa dạng hoá nguồn thu nhập, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để mở rộng lĩnh vực bạn quan tâm. Hơn nữa, bạn sẽ có được khoản dự phòng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thu nhập đến từ nhiều nguồn có thể là thu nhập thụ động đến từ các khoản đầu tư. Chính vì thế, bên cạnh một công việc ổn định, hãy bắt đầu đầu tư ngay từ hôm nay.
Trên đây là 7 sai lầm nghiêm trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Mong rằng bạn không mắc phải những sai lầm này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với BUFF nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm!