Sau những ngày Tết, việc quay trở lại với cuộc sống hàng ngày thường đi kèm với những thách thức tài chính. Đối với nhiều người, việc duy trì cân bằng tài chính sau Tết có thể trở nên khó khăn và đầy áp lực. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng những biện pháp phù hợp, bạn có thể tự tin bước vào một năm mới với tư duy quản lý tài chính hiệu quả. Trong bài viết này, cùng BUFF khám phá những bí quyết và chiến lược để giữ cho tài chính cá nhân của bạn cân bằng sau dịp Tết nhé!

Đâu là những lý do dẫn tới mất cân bằng tài chính?

1. Chi tiêu nhiều hơn thu nhập:

Tâm lý thoải mái:

Trong dịp Tết, mọi người thường có tâm lý thoải mái, vui vẻ và dễ chi tiêu nhiều hơn. Họ mua sắm cho bản thân và gia đình, sẵn sàng chi tiêu cho các hoạt động vui chơi giải trí với tâm lý cả năm mới có một ngày Tết.

Áp lực xã hội:

Có nhiều áp lực xã hội khiến mọi người dù không muốn nhưng vẫn phải chi tiêu nhiều hơn, ví dụ như:

    • Mua sắm quà Tết cho bản thân và gia đình vì không muốn thua kém người khác
    • Tham gia các bữa ăn, tiệc tùng vì mục đích xã giao, mở rộng mối quan hệ
    • Du lịch, vui chơi giải trí để bản thân được thoải mái sau 1 năm làm việc áp lực

Thiếu kế hoạch tài chính:

Dù bạn tiêu tiền do tâm lý hay do áp lực từ xã hội, thì chính việc không lập kế hoạch tài chính cụ thể mới dẫn đến việc chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát!

Mua sắm dẫn tới mất cân bằng tài chính sau Tết

2. Thu nhập sau Tết giảm:

Sau Tết, nhiều người chưa bắt đầu đi làm lại, dẫn đến thu nhập giảm hoặc thậm chí không có. Điều này ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại,… của họ.

Nhiều hộ kinh doanh phải tạm đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng sau Tết, khiến nhiều người làm thuê bị mất việc làm hoặc bị giảm lương. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cả gia đình.

Có thể thấy tầng lớp lao động tự do là những người dễ bị ảnh hưởng thu nhập và dẫn tới mất cân bằng tài chính nhiều nhất!

Chiến lược lấy lại cân bằng tài chính cá nhân

1. Xác định tình trạng tài chính hiện tại

Bước đầu tiên để lấy lại cân bằng tài chính là xác định rõ ràng tình trạng tài chính hiện tại của bạn. Bạn nên kiểm tra từng hạng mục cụ thể như sau:
  • Tổng thu nhập: Bao gồm lương, tiền thưởng, tiền lãi từ đầu tư hoặc kinh doanh, v.v.
  • Tổng chi tiêu: Bao gồm chi tiêu cho ăn uống, nhà ở, đi lại, mua sắm, v.v.
  • Số nợ: Bao gồm tiền vay ngân hàng, tiền vay bạn bè, v.v.

Từ những điều trên, bạn sẽ dễ dàng xác định các mục tiêu tài chính cụ thể mà bạn muốn đạt được trong năm nay.

Xem thêm: 7 phương pháp giúp bạn quản lý nợ nần và xây dựng mục tiêu tài chính

2. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

Sau khi xác định được tình trạng tài chính, bạn cần lập kế hoạch chi tiêu hợp lý cho những tháng sau Tết. Kế hoạch này nên bao gồm:

Xác định mức chi tiêu tối đa cho từng khoản: Nên phân chia thu nhập thành các tỷ lệ phù hợp. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân để điều chỉnh tỷ lệ cho hợp lý:

  • Chi tiêu thiết yếu: Nên dành 50-60% thu nhập cho các khoản chi tiêu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại, học tập,…
  • Chi tiêu mong muốn: Dành 20-30% thu nhập cho các khoản chi tiêu mong muốn như mua sắm, du lịch, giải trí,…
  • Tích lũy: Dành 10-20% thu nhập để tích lũy cho tương lai.

Lập danh sách các khoản chi tiêu cần thiết: Mỗi người sẽ có những hạng mục chi tiêu khác nhau, bạn có thể tham khảo và điều chỉnh từ gợi ý sau đây

  • Tiền nhà, tiền điện nước: Ghi rõ số tiền cụ thể cho từng khoản.
  • Tiền ăn: Xác định số tiền bạn dự chi cho mỗi bữa ăn và tính toán tổng chi phí cho cả tháng.
  • Chi phí đi lại: Bao gồm tiền xăng xe, vé xe buýt, vé tàu xe,…
  • Học tập: Bao gồm học phí, sách vở, dụng cụ học tập,…
  • Chi phí y tế: Bao gồm tiền khám chữa bệnh, thuốc men,…
  • Các khoản chi tiêu thiết yếu khác: Ví dụ như tiền internet, tiền điện thoại,…

Lập danh sách các khoản chi tiêu mong muốn: Cuộc sống vẫn cần cân bằng giữa tích lũy cho tương lai và tận hưởng cuộc sống cho hiện tại, vậy nên bạn hoàn toàn có thể dành ra 1 khoản tiền để chi tiêu vào những khoản mong muốn cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, hạn chế những khoản chi tiêu quá xa xỉ vượt qua khả năng và ưu tiên cho những nhu cầu thiết thực hơn. Hãy liệt kê ra các khoản chi tiêu mong muốn trong tháng:

  • Mua sắm: Quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân,…
  • Du lịch: Chi phí cho vé máy bay, khách sạn, ăn uống,…
  • Giải trí: Xem phim, ăn uống tại nhà hàng, đi chơi với bạn bè,…

3. Tiết kiệm tiền và tích lũy cho tương lai

Chìa khóa cốt lõi để bạn sớm lấy lại cân bằng tài chính không gì khác ngoài việc chi tiêu ít lại và tích lũy nhiều hơn! Bạn nên dành ra một khoản tiền nhất định để tích lũy mỗi tháng, sau khi đã thanh toán các khoản chi tiêu thiết yếu.
Tích lũy để cân bằng tài chính
Đây là hành động nên được duy trì như một thói quen, không chỉ riêng mỗi tháng sau Tết!

4. Tăng thu nhập

Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể tìm kiếm các cách để tăng thu nhập. Ví dụ như:
  • Tìm kiếm một công việc làm thêm
  • Bán các món đồ cũ không sử dụng đến
  • Tham gia một vài kênh đầu tư không yêu cầu số vốn lớn

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cân bằng tài chính, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc từ các cộng đồng, tổ chức xã hội. Việc tìm đến các tổ chức tín dụng tiêu dùng nên là giải pháp cuối cùng, vì không phải ai cũng sẽ chịu được áp lực trả nợ

6. Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính

Có rất nhiều ứng dụng quản lý tài chính có thể giúp bạn theo dõi thu chi, lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm tiền. Trong thời buổi số, không chỉ có những ứng dụng quản lý chi tiêu mà các ứng dụng đầu tư (app fintech) cũng ra đời để phục vụ nhu cầu quản lý tài chính cá nhân thiết yếu
Ứng dụng đầu tư tích lũy
Ứng dụng tích lũy BUFF

7. Tránh mắc các sai lầm tài chính phổ biến

Có một số sai lầm tài chính phổ biến mà bạn nên tránh, ví dụ như:
  • Chi tiêu quá mức
  • Mua sắm bừa phứa, thiếu kế hoạch
  • Vay nợ quá nhiều
  • Đầu tư không an toàn

8. Nâng cao kiến thức về tài chính

Bạn nên tham gia các khóa học hoặc đọc sách về tài chính để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính của mình. Sau khi đã có kiến thức, bạn nên đào sâu và tìm hiểu một số sản phẩm tài chính như các quỹ đầu tư, các ứng dụng tài chính,..và từ đó chọn ra danh mục đầu tư phù hợp với mình
Ngoài ra, bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp bất ngờ, bằng cách đơn giản đó là lập một quỹ dự phòng để chi trả cho các khoản chi phí phát sinh.
Cân bằng tài chính là một điều quan trọng giúp bạn đảm bảo cuộc sống an toàn và hạnh phúc. Hãy thực hiện những bí quyết trên để lấy lại cân bằng tài chính sau Tết và hướng đến một tương lai tài chính vững vàng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *