Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn 5 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân vô cùng hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Mời bạn cùng khám phá để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn nhé!
Nội dung bài viết
Tạo lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân với 5 bước
Dưới đây là 5 bước tạo lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và dễ thực hiện:
Bước 1: Xác định tình hình tài chính cá nhân
Trước khi bắt đầu lập kế hoạch, việc đầu tiên bạn nên làm là đánh giá tổng quan về tình hình tài chính cá nhân hiện tại. Hãy xem xét các yếu tố như thu nhập, đầu tư, tích lũy cũng như các khoản vay cố định đang phải trả. Để đảm bảo tính hiệu quả của kế hoạch, thông tin chi tiết càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để giúp cho quá trình này trở nên thuận tiện và đơn giản hơn.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu
Việc xác định một chiến lược kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Bước này giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về mục tiêu tài chính cá nhân và cung cấp hướng dẫn trong việc quản lý tài chính của bạn. Chẳng hạn như bạn đặt ra mục tiêu tiết kiệm để có một kỳ nghỉ gia đình trong mùa hè sắp tới. Hay có ý định giải quyết nợ nần để tập trung vào việc sở hữu một căn nhà. Hoặc có thể bạn muốn dành 10% thu nhập hàng tháng để tiến tới mục tiêu quỹ hưu trí.
Đây chỉ là một số ví dụ về các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hãy đặt ra một mục tiêu từ mỗi danh mục, và đừng lo lắng nếu các mục tiêu dài hạn có vẻ khó khăn. Thay vào đó, hãy tập trung vào tương lai gần hơn: Mục tiêu của tôi là tiết kiệm 100 triệu mỗi năm để hướng tới việc nghỉ hưu. Bằng cách chia nhỏ các mục tiêu lớn thành những phần nhỏ hơn (cũng như số tiền nhỏ hơn), chúng sẽ trở nên khả thi hơn rất nhiều.
Khi bạn đã có những mục tiêu này, bạn sẽ có động lực để lập ngân sách, tự động hóa việc tiết kiệm và tránh nợ nần. Sau đó, bạn có thể dễ dàng thực hiện những kế hoạch lớn hơn cho tương lai tài chính của mình như tiết kiệm hưu trí, xây dựng quỹ khẩn cấp và đầu tư tài sản.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể
Có nhiều phương pháp để bạn có thể xây dựng một kế hoạch chi tiêu hợp lý và cụ thể. Điển hình trong số đó phải kể đến quy tắc quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ và quy tắc 50 20 30.
Quy tắc quản lý tài chính cá nhân 6 chiếc lọ: Bạn phân chia thu nhập thành 6 phần, trong đó 55% dành cho những chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, 10% cho tích luỹ dài hạn, 10% cho tri thức, 10% thu nhập của bạn dành cho việc tận hưởng cuộc sống, chi tiêu cho các khoản giải trí và tự thưởng cho bản thân, 10% dành cho đầu tư tài chính và 5% thu nhập còn lại dùng để từ thiện.
Quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50 20 30: Bạn hãy phân chia thu nhập thành 3 phần, 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 20% dùng cho tiết kiệm, đầu tư, còn lại 30% để tự thưởng cho bản thân. Tuy nhiên cần lưu ý rằng quy tắc 50:30:20 dành cho người có tài chính ổn định và không có khoản nợ, (hoặc ít nợ, dùng vào đầu tư).
Bước 4: Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu
Để các mục tiêu được theo dõi sát sao và dễ dàng thực hiện thì bạn nên tạo ra các mốc thời gian của từng mục tiêu cụ thể. Các mốc thời gian cụ thể được tạo ra chính là động lực để mỗi ngày bạn thúc đẩy bản thân kiểm soát chi tiêu và thực hiện mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra.
Với mục tiêu dài hạn, bạn hãy chia nhỏ các mốc thời gian để đảm bảo các mục tiêu có tính thực thi hơn.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch
Sau khi lập xong kế hoạch, bước quan trọng nhất chính là tuyệt đối tuân thủ theo kế hoạch bạn đã vạch ra. Hãy thật nghiêm khắc với bản thân, thực hiện nghiêm túc, không được nản lòng và dễ dãi với những khoản chi ngoài dự kiến. Một chút lạm chi và thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả kế hoạch.
Bí quyết giúp bạn tuân thủ kế hoạch
Tuân thủ tuyệt đối theo kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thực sự rất khó. Tuy nhiên bạn sẽ thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn với bằng những cách sau:
- Gửi tiết kiệm định kỳ vào ngân hàng hoặc app tích luỹ tài chính. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu mà còn sinh thêm 1 khoản lời, gia tăng thêm thu nhập cho bạn.
- Tự đặt ra các hình phạt nếu lạm chi. Ví dụ, bạn có thể ép mình vào một hình phạt như cắt giảm chi tiêu hôm sau đi 1 nửa, thậm chí là 2/3 nếu như hôm trước bạn đã sử dụng số tiền nhiều hơn so với kế hoạch ban đầu. Như vậy bạn sẽ có xu hướng chỉ sử dụng tiền vào những việc thật cần thiết và không bị lạm chi.
Như vậy bài viết đã gợi ý cho bạn 5 bước để lập một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hoàn hảo và hiệu quả. Chúc bạn thành công trên hành trình quản lý tài chính cá nhân và không bị nản chí. Mời bạn tiếp tục theo dõi những bài viết với chủ đề liên quan trên chuyên trang của chúng tôi nhé!