Quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên luôn luôn là vấn đề được quan tâm. Thực tế cho thấy không ít sinh viên khi xa rời vòng tay bố mẹ phải sống chật vật do chưa biết cách quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn 5 cách quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên sao cho thật tối ưu và khoa học nhất.
Nội dung bài viết
Top 5 cách quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên
Dưới đây là top 5 cách quản lý tài chính cá nhân được nhiều sinh viên đánh giá cao về độ hiệu quả:
1. Học cách tư duy về tài chính
Trước hết, để quản lý được tài chính cá nhân thì sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Học cách tư duy về tài chính là vô cùng cần thiết bởi bản thân cần phải biết những nguyên tắc cơ bản về tài chính thì mới có thể quản lý được.
Trước hết, bạn hãy tự đặt ra cho mình một số câu hỏi như:
- Nguồn tiền của bạn đến từ đâu?
- Tiền của bạn chi tiêu cho những khoản nào?
- Mỗi tháng bạn cần tối thiểu bao nhiêu tiền để cảm thấy đủ sống?
- Bạn có thói quen ghi chép lại chi tiêu chưa?
- Bạn có dùng app tiết kiệm nào không?
Bằng việc đặt ra các câu hỏi, bạn sẽ hiểu hơn về tình hình tài chính và thói quen sử dụng tiền của mình. Từ đó, bạn sẽ dần dần hình thành được tư duy về tài chính để có thể quản lý nó tốt hơn.
2. Đặt ra mục tiêu tài chính cá nhân
Mỗi tháng, bạn hãy đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng khoản thu và chi. Chẳng hạn bạn cần phải giới hạn chi tiêu của mình cho từng khoản như là ăn uống, thuê trọ, tiền điện nước, các khoản chi tiêu phát sinh,…
Đồng thời bạn cũng cần đặt ra một con số cụ thể về thu nhập, ví dụ bạn cần kiếm được bao nhiêu tiền từ công việc làm thêm mỗi tháng, bạn cần bố mẹ hỗ trợ bao nhiêu. Khi đó bạn sẽ nắm được bản thân mình cần chi tiêu như thế nào cho hợp lý. Tất nhiên là khi đặt ra mục tiêu và kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thì bạn cũng cần phải thực hiện theo nó.
3. Kiếm thêm thu nhập cá nhân
Để tăng thu nhập, hãy làm việc chăm chỉ, học hỏi và nâng cao giá trị bản thân. Những nỗ lực này sẽ giúp bạn vừa có được kinh nghiệm lại vừa kiếm thêm một khoản thu nhập.
Với sinh viên năm đầu và năm hai, bạn có thể tìm đến các công việc đơn giản như gia sư, bán hàng, làm tạp vụ, phục vụ nhà hàng, làm thu ngân, bán hàng online.
Đối với sinh viên năm ba và năm tư, hãy tìm kiếm những công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp và sự phát triển trong tương lai của bạn.
Làm thêm không những giúp bạn kiếm thêm tiền mà còn giúp bạn trưởng thành hơn, biết trân trọng giá trị của đồng tiền và từ đó biết cách chi tiêu hợp lý hơn.
4. Chi tiêu tiết kiệm hơn
Để cắt giảm chi phí, bạn cần tận dụng các dịch vụ miễn phí, ưu đãi giảm giá, và có thể săn sale để mua được hàng với giá hời. Hãy tránh việc “nghiện mua sắm” và chỉ mua những thứ thật sự cần thiết. Bằng cách tối giản hóa cuộc sống, bạn sẽ tiết kiệm chi tiêu và dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Bạn có thể gửi tiết kiệm vào các ứng dụng gửi tích luỹ hoặc gửi ngân hàng nếu thu nhậo của bạn dư dả. Hãy ghi nhớ quy tắc 1% – tập trung vào kiên trì và tích lũy từng chút một. Sau một thời gian, thành quả chắc chắn sẽ đến với bạn.
5. Hạn chế vay mượn và cho vay
Vay tiền hoặc cho vay tiền đều có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tài chính cá nhân. Thông thường có rất nhiều dịch vụ cho sinh viên vay tiền, nhưng cái giá phải trả là lãi suất cao, kèm theo rủi ro lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì thế nếu không muốn trở thành nạn nhân, hãy hạn chế việc vay mượn. Thay vào đó bạ hãy cố gắng sử dụng khoản tiền mình đang có.
Tương tự, là sinh viên, bạn cũng không nên quá tin tưởng người ngoài và cho mượn vì rất có thể kẻ xấu lợi dụng lòng tốt của sinh viên, kể cả là bạn bè. Hãy thật thận trọng bạn nhé!
Tại sao sinh viên cần biết quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần phát triển và thực hiện trong cuộc sống học tập và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số lý do tại sao sinh viên cần quản lý tài chính:
- Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính giúp sinh viên duy trì sự ổn định trong cuộc sống. Bằng cách biết rõ thu nhập và chi tiêu, sinh viên có thể dự phòng cho các tình huống khẩn cấp và tránh những rủi ro tài chính không cần thiết.
- Tự lập và độc lập: Quản lý tài chính cho phép sinh viên tự lập và độc lập trong việc quyết định về tiền bạc của mình. Bạn sẽ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình và có khả năng tự chịu trách nhiệm về các quyết định tài chính của mình.
- Tiết kiệm và đầu tư: Khi quản lý tài chính tốt, sinh viên có thể tiết kiệm được một phần thu nhập để dành cho những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Bạn cũng có thể học cách đầu tư để làm việc cho họ trong tương lai.
- Định hướng tài chính trong tương lai: Quản lý tài chính giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng về tương lai và đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể. Bạn sẽ có thể lập kế hoạch cho việc trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được những mục tiêu đó.
- Giảm áp lực và căng thẳng: Khi biết cách quản lý tài chính, sinh viên có thể giảm bớt áp lực và căng thẳng liên quan đến tiền bạc. Từ đó mà bạn có thể sống một cuộc sống tập trung vào học tập và sự phát triển cá nhân hơn.
Mong rằng bạn đã biết cách quản lý tài chính cho sinh viên. Nếu bạn thích bài viết, hãy chia sẻ rộng rãi để ủng hộ chuyên trang bạn nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm!