🎯 CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Giao dịch: Trong phiên cuối tuần, VN-Index tăng 1.38% kết thúc ở mức 1,477.03 điểm; HNX-Index giảm 0.68%, lên mức 445.61 điểm. Xét cho cả tuần, trong khi VN-Index giảm nhẹ 0.19% thì HNX-Index lại giảm mạnh tổng cộng 2.32%.

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 974 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 7.17% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 130 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 11.45%.

Xu hướng đi ngang của VN-Index tiếp tục được thể hiện rõ trong tuần giao dịch vừa qua, dù rằng thị trường có hai phiên biến động mạnh. Tâm lý thận trọng bao trùm khắp thị trường, khi hiện tại VN-Index đang giao dịch ngay dưới mức đỉnh lịch sử và đây cũng là giai đoạn có khoảng trống về thông tin. Ở phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index giảm nhẹ 2.46 điểm. Trong hai phiên liền kề sau đó, VN-Index tăng giảm xen kẽ quanh mốc tham chiếu và gần như chỉ đứng yên một chỗ.

Điểm nhấn đáng chú ý của thị trường nằm ở hai phiên cuối tuần. Trong phiên giao dịch 23/12/2021, VN-Index đã đột ngột tụt sâu hơn 20 điểm, với hầu hết nhóm ngành chìm trong sắc đỏ. Tuy vậy, trong phiên cuối tuần VN-Index cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trở lại hơn 20 điểm, qua đó giúp chỉ số thị trường lại một lần nữa quay về lại vạch xuất phát. Xét cho cả tuần, VN-Index chỉ giảm nhẹ 2.76 điểm, tạm dừng ở mức 1,477.03 điểm.

Xét theo mức độ đóng góp, VCB, MSN và EIB là những mã có tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index. 3 cổ phiếu này đã đem lại cho thị trường hơn 10 điểm tăng. Ở chiều ảnh hưởng tiêu cực, bộ đôi VIC và VHM dẫn đầu danh sách, khi cùng nhau kéo thị trường xuống gần 7 điểm giảm trong tuần qua.

Ngành chứng khoán có một tuần giao dịch không thật sự thành công, khi giảm mạnh cả tuần ở mức 4.18%. Dù phần lớn các mã cổ phiếu chứng khoán có mức tăng tốt ở phiên cuối tuần, nhưng như vậy là không đủ để bù đắp những phiên giảm sâu vào giữa tuần. Tổng kết cả tuần, có tới 23/25 mã cổ phiếu kết phiên tuần với mức giá thấp hơn tuần giao dịch trước đó. Giá cổ phiếu SSI giảm mạnh 6.57%, HCM giảm 4.66%, SHS mất 5.88% giá trị,… Tuy vậy, không phải cổ phiếu chứng khoán nào cũng có diễn biến tiêu cực, cổ phiếu TVB và TVS tăng lần lượt ở mức 2.78% và 34.40%.

Ngành ngân hàng có pha đảo chiều mạnh mẽ ở phiên giao dịch cuối cùng trong tuần, qua đó giúp nhóm này quay trở lại sắc xanh với mức tăng 1.18%. Cổ phiếu VCB tăng rất tích cực, ở mức 5.07%. Một số cổ phiếu ngân hàng khác trong ngành như SSB, TPB hay VPB cùng đồng loạt tăng giá, trung bình hơn 2%. Trong khi đó, xét cho cả tuần, cổ phiếu TCB, SHB hay BID lại quay đầu giảm nhẹ quanh mức 1%.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 1,272 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng gần 331 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 941 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là TVS và DST

TVS tăng 34.4%: Ngày 21/12/2021, CTCP Dịch vụ Di động trực tuyến (chủ quản của ví điện tử MoMo) đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E). Công ty đã nhận số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư toàn cầu. Với việc sở hữu hơn 918,000 cổ phiếu phổ thông, giá của TVS trong tuần qua cũng có ảnh hưởng tích cực khi liên tục tăng nóng. Kết thúc tuần giao dịch, TVS hiện đang giao dịch ở mức 67,000 đồng/cp, tăng mạnh hơn 34%.

DST tăng 29.17%: Giá cổ phiếu DST đang có giai đoạn tăng trưởng khá ấn tượng. Trong tuần qua, DST tiếp tục bật tăng mạnh hơn 29%. Cùng với đó, khối lượng giao dịch của cổ phiếu này cũng tăng mạnh cùng chiều.

Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là IDJ

IDJ giảm 23.36%: Sau khi tạo đỉnh vào giữa tháng 11/2021, giá cổ phiếu IDJ đã quay đầu giảm đến nay. Kết thúc tuần giao dịch, giá cổ phiếu IDJ đang giao dịch tại 39,700 đồng/cp, giảm hơn 23%.

🎯TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN

Theo các chuyên gia, bản chất của cơn sốt đất cuối năm 2021 dựa trên niềm tin của nhà đầu tư về thị trường sau dịch cộng thông tin đồn thổi về dự án, quy hoạch mới nên sẽ khó bền vững, “sớm tàn”.

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo “Gói kích thích kinh tế quy hoạch và cơ hội đầu tư BĐS năm 2022 do Cafeland tổ chức chiều 23/12/2021. Theo ông Khương, câu chuyện BĐS năm 2022 vẫn là việc giá BĐS nhà ở sẽ xu hướng tăng. Đây cũng là phân khúc tiếp tục dẫn dắt thị trường BĐS, trong khi các loại hình như BĐS thương mại, BĐS du lịch phục hồi chậm hơn. Trong đó, BĐS thương mại bị tác động bởi câu chuyện chuyển đổi số.

🎯 TIN TỨC NGÂN HÀNG

Chuyên gia kinh tế – TS Cấn Văn Lực nhận định trước mắt lãi suất cho vay có thể chịu áp lực tăng nhưng về cơ bản vẫn sẽ ổn định theo định hướng chung của Chính phủ và NH Nhà nước nhằm ổn định lãi suất cho vay. Thậm chí, các NH còn phấn đấu giảm nhẹ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Vừa qua, NH Nhà nước đã chính thức nới room tín dụng cho 11 NH thương mại trong bối cảnh nền kinh tế hoạt động lại. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế sau giai đoạn giãn cách xã hội, góp phần gia tăng nguồn cung tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

🎯 LÃI SUẤT TÍCH LŨY TẠI BUFF

👉 Gói B-Flex: tích lũy linh hoạt, lãi suất lên đến 4%/năm. Khách hàng được miễn phí rút bất kỳ lúc nào mà vẫn hưởng trọn tiền lãi và không bị phạt rút sớm.

👉 Gói B-long: kỳ hạn từ 3-12 tháng, lãi suất lên đến 9%/năm. Khách hàng yên tâm rút trước vẫn nhận được lãi suất và có thể bắt đầu đầu tư, tích lũy ngay chỉ với 50.000 đồng.

✅ Gói B-Long 3Meta: kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 7,4%/năm với tích lũy tối thiểu từ 5 triệu đồng.

✅ Gói B-Long 3Mass: kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 7,2% với tích lũy tối thiểu từ 500.000 đồng.

✅ Gói B-Long 6M: kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 8%/năm.

✅ Gói B-Long 12M: kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 9%/năm.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *