Nếu bạn đang sở hữu bất kỳ một loại tài sản tài chính nào có nghĩa là bạn đang có một danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư là một trong những cách thức tốt nhất giúp bạn phát triển tài sản, đạt được các mục tiêu và cột mốc quan trọng về tài chính, đặc biệt là tích lũy cho quỹ nghỉ hưu. 

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có nhận thức đúng về danh mục đầu tư. Trong một cuộc khảo sát của Gallup năm 2020: Chỉ 55% người Mỹ sở hữu cổ phiếu. Và con số này dường như không thay đổi trong thập kỷ qua. Cuộc khảo sát cũng cho thấy: Nếu được cho thêm 1.000 đô la chi tiêu, khoảng một nửa số người tham gia khảo sát (48%) cho rằng đầu tư vào thị trường tài chính là một ý tưởng tồi, trong khi nửa còn lại (49%) cho rằng đó là một ý kiến ​​hay. 

Con người thường mong muốn kiếm được nhiều tiền và tự do làm những điều mình muốn nhưng khi nói về đầu tư thì họ lại e dè, cảm thấy nguy hiểm, rủi ro và không an toàn. Trong khi đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng giúp một người có được độc lập tài chính hay sự giàu có và thịnh vượng lâu dài. 

Vậy làm thế nào để hiểu đúng về danh mục đầu tư và xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả? Hãy cùng BUFF tìm hiểu ngay sau đây:

Định nghĩa danh mục đầu tư?

Danh mục đầu tư là một tập hợp các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, hàng hóa, tiền mặt và các khoản tương đương tiền, bao gồm cả quỹ đóng và quỹ giao dịch hối đoái (ETF)… Ngoài ra, danh mục đầu tư cũng có thể chứa nhiều loại tài sản bao gồm các tác phẩm nghệ thuật, túi xách, đồng hồ giá trị cao và các khoản đầu tư tư nhân.

Làm thế nào để xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả?

Lựa chọn cách quản lý danh mục đầu tư phù hợp

Với một số bạn chưa có kiến thức về đầu tư thì việc tự quản lý danh mục đầu tư sẽ là một rào cản lớn khi mới bắt đầu. Hay một số khác có kiến thức nhưng lại không có nhiều thời gian quản lý tối ưu cũng có thể gây thiệt hại tới tài sản. Vì vậy, một trong những việc đầu tiên bạn cần làm là quyết định xem bạn muốn quản lý danh mục đầu tư theo cách nào. Một số tùy chọn bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Thuê chuyên gia tài chính quản lý tài sản
  • Tự mình quản lý danh mục đầu tư
  • Sử dụng các ứng dụng đầu tư Fintech

Xác định thời gian dự kiến rút tiền về từ khoản đầu tư

Việc xác định thời gian dự kiến sẽ rút tiền về từ khoản đầu tư sẽ giúp bạn thu hẹp lại mức độ rủi ro trong quá trình đầu tư.

Ví dụ: bạn đang ở độ tuổi 25 và muốn tích lũy để nghỉ hưu sớm, bạn có thể có danh mục đầu tư tăng trưởng chủ yếu là cổ phiếu. Nhưng khi bạn gần đến tuổi nghỉ hưu, bạn nên điều chỉnh danh mục đầu tư với mức độ rủi ro thấp hơn, chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp. Sau khi đã nghỉ hưu, lựa chọn đầu tư an toàn để bảo vệ tài sản của bạn sẽ là một quyết định hợp lý.

Đánh giá khả năng chịu rủi ro của bạn 

Mỗi người thường sẽ có mức độ chịu rủi ro khác nhau, một số người thấy rủi ro khi đầu tư là thú vị nhưng một số khác lại muốn tài sản an toàn và có thể rút tiền bất cứ khi nào họ cần. Khả năng chấp nhận rủi sẽ ảnh hưởng đến cách bạn xây dựng danh mục đầu tư.

Nếu bạn không thích rủi ro có thể đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, nếu khả năng chấp nhận rủi ro của bạn ở mức cao hơn có thể đầu tư bất động sản, chứng quyền hay crypto.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư 

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một cách hiệu quả để giảm thiểu tổn thất. Bạn sẽ không cần phải quá lo lắng nếu một tài sản hoạt động kém vì nó không ảnh hưởng đến toàn bộ danh mục.

Bạn có thể đầu tư đa dạng hóa nhiều loại tài sản khác nhau hoặc đa dạng hóa trong một loại tài sản duy nhất. Ví dụ: bạn vừa đầu tư tiền vào bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa vừa tích lũy tại BUFF nhưng bạn cũng có thể chỉ đầu tư duy nhất cổ phiếu nhưng nhiều ngành khác nhau như thép, ngân hàng, chứng khoán, dầu khí…

Tái cân bằng lại danh mục đầu tư khi cần thiết

Tái cân bằng là một hoạt động vô cùng quan trọng giúp bạn quản lý rủi ro và tối ưu lợi nhuận. Trong quá trình đầu tư, một số khoản đầu tư sẽ phát triển nhanh hơn các khoản khác vì vậy để duy trì mức phân bổ tài sản hiệu quả và phát triển, bạn có thể bán một số tài sản ̣đã tăng trưởng và mua thêm một số tài sản khác có tiềm năng nhưng chưa tăng trưởng. Nhớ rằng việc đánh giá và tái cân bằng lại tài sản là một hoạt động cần thiết để danh mục đầu tư của bạn không ngừng tăng trưởng.

Giờ thì bạn đã hiểu về định nghĩa danh mục đầu tư và 5 bước để xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả, hãy cùng BUFF ứng dụng ngay nhé! Đầu tư ngay từ khi còn trẻ sẽ là một bước đệm cực kỳ lớn giúp bạn sớm đạt được độc lập tài chính và sự thịnh vượng lâu dài.

Nguồn thông tin: What Is a Portfolio?

Minh Phượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *