Trong tài chính cá nhân, một số cách bạn chi tiêu chỉ khiến tiền bạn bị đốt cháy chứ không tích lũy nhằm gia tăng tài sản. Việc quản lý tiền bạc là do thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, một số sai lầm mà bạn nên từ bỏ ngay từ sớm nếu không muốn tiền chảy ra khỏi túi của bạn. Hãy cùng BUFF tìm hiểu trong bài viết này và các giải pháp giúp bạn quản lý tiền bạc.

5 sai lầm về tiền bạc nên tránh

Ai cũng từng ít nhất một lần mắc những sai lầm trong chi tiêu tiền bạc. Điều này không thể tránh khỏi. Thế nhưng, nhiều người lại trượt dài trong những sai lầm đó khiến bao năm đi làm công ăn lương mà số dư tài khoản luôn về “0” cuối tháng. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn luôn cháy túi, hãy theo dõi 5 sai lầm phổ biến dưới đây.

Không theo dõi chi tiêu

Thật sai lầm nếu bạn chi tiêu mà không lập sổ theo dõi để đến cuối tháng tự hỏi: Tiền của mình đi đâu hết nhỉ? 

Nhiều nhà tư vấn tài chính đã nói rằng: Nhiều người không muốn quản lý tiền của mình và thậm chí né tránh nó, bởi vì họ không an tâm về tiền bạc. Đó cũng là cách sai lầm nhất khiến tiền của bạn đội nón ra đi và bạn không hiểu tại sao tiền của mình lại hết. Vì thế, cách để bạn nắm trong lòng bàn tay tiền của mình chính là không né tránh, luôn theo dõi chi tiêu mỗi ngày.

Ra quyết định mua sắm quá nhanh

Bạn biết rằng thương mại điện tử ngày nay cực kì phát triển, chỉ cần ngồi ở nhà và bỏ vào giỏ hàng bất cứ thứ gì bạn muốn. Thế nhưng, có một lời khuyên dành cho bạn đó là đừng ra quyết định mua sắm quá nhanh, hãy dành thời gian để tìm hiểu xem mình thực sự cần món đó đó không trước khi thanh toán. Nhiều người khi được hỏi rằng họ có mua lại món hàng đã định mua trước đó hay không. Câu trả lời thực sự gây bất ngờ khi hầu hết mọi người không còn ham muốn sở hữu món đồ đó nữa sau 1 ngày.

Không trao đổi với bạn đời về mục tiêu tài chính tương lai

Tìm tiếng nói chung với bạn đời là điều không hề dễ dàng với nhiều gia đình hoặc các cặp vợ chồng mới cưới. Thế nhưng, đối với tiền bạc thì bạn càng phải đối diện với nó và không lảng tránh sang vấn đề khác. Hãy cùng bạn đời trao đổi với nhau những mục tiêu tài chính trong tương lai.

Chỉ quan tâm đến tài chính khi có vấn đề

Hãy luôn quan tâm đến tài chính mỗi ngày, mọi lúc và mọi nơi. Một trong những cách kiểm soát tiền bạc của bạn hữu hiệu nhất chính là Quản lý tiền bạc quanh năm suốt tháng, không chỉ khi có vấn đề. Bởi khi bạn gặp vấn đề tài chính thì đều đã dự phòng và có sự chuẩn bị mà không cảm thấy áp lực, nặng nề tinh thần.

Chỉ tiết kiệm thay vì nghĩ tới đầu tư 

Tiết kiệm là cách giúp bạn có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, cách làm cho bạn giàu có và sung túc chính là đầu tư. Bạn hãy luôn quan tâm và chớp lấy ngay những cơ hội đầu tư khi có thể.

Nếu bạn muốn tìm hiểu các gói đầu tư ổn định và lãi suất tốt nhất trên thị trường, BUFF là một trong những giải pháp tài chính dành cho bạn. Hãy tải ngay app để tham gia đầu tư, tích lũy cùng chúng tôi ngay từ bây giờ!

5 phương pháp quản lý nợ nần nên biết

Nợ nần kéo dài liên miên trong nhiều tháng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Hầu hết những người trẻ thường nợ nần kéo dài như vậy, khi lương về thì tiền đồng thời cũng ra đi vì trả một khoản nợ nào đó. Với bài viết này, BUFF hướng dẫn bạn 5 cách quản lý chi tiêu giúp tránh nợ nần.

Biết số nợ là bao nhiêu

Thực tế, nhiều người không nắm rõ được mình đang có khoản nợ chính xác là bao nhiêu và đến từ đâu. Bạn cần biết rõ khoản nợ của mình một cách chi tiết và nhớ được mục đích việc vay nợ đó. Đây là cách giúp bạn hạn chế nợ nần ở những lần sau.

Cài đặt thanh toán tự động

Bạn hãy cài đặt trên tài khoản ngân hàng thanh toán nợ tự động. Việc này giúp bạn tránh trả nợ chậm và bị phạt lãi. 

Ghi chú lịch thanh toán hàng tháng

Bạn hãy lập bảng hoặc ghi chú vào lịch thanh toán nợ định kì. Trên lịch, bạn viết số tiền cần thanh toán để đảm bảo đến hạn luôn thực hiện đúng.

Thanh toán khoản tối thiểu

Như trong thanh toán vay nợ từ thẻ tín dụng, thanh toán tối thiểu giúp bạn tránh bị phạt lãi trả chậm hoặc không bị điểm tín dụng xấu. Cách tốt nhất để hạn chế nợ nần đó là giảm thanh toán khi mua sắm bằng thẻ tín dụng.

Trả nợ từ lãi suất cao đến thấp hoặc theo thời gian thanh toán cuối cùng: Bạn hãy cân đối để cân nhắc nên trả khoản nợ nào trước và sau để phù hợp với thu nhập của mình.

Xây dựng quỹ khẩn cấp

Nếu không có tiền tiết kiệm, bạn sẽ phải vay nợ để trang trải chi phí khẩn cấp. Ngay cả một quỹ khẩn cấp nhỏ cũng sẽ trang trải những chi phí nhỏ thỉnh thoảng phát sinh.

BUFF hi vọng với bài viết này bạn sẽ tìm được những nguyên nhân tại sao tiền bạc luôn thất thoát không rõ lý do và cách quản lý nợ nần hiệu quả. Để tìm hiểu những sản phẩm tích luỹ tại BUFF, hãy cài đặt ứng dụng trên app store hoặc gọi điện/nhắn tin cho chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

(Thuý Trang)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *