Một điều BUFF thường thấy đó là hiếm người nào có quỹ dự phòng tài chính cá nhân cho những trường hợp khẩn cấp. Khi họ tích lũy được một khoản tiền, thường sẽ mang đi mua vàng, đầu tư đất đai nhưng lại quên dự phòng một khoản tiền đề phòng khi có việc gấp.
Nhiều người chủ quan và cho rằng bản thân đã có một khoản tiền lớn, nên việc để dư ra một ít cho quỹ dự phòng là không cần thiết. Vậy giả sử trong trường hợp đau ốm hay có tính huống không may xảy ra đòi hỏi bạn phải rút một khoản tiền lớn, bạn sẽ làm gì? Việc bán vàng gấp gáp thường sẽ có độ trễ hoặc khiến bạn thua lỗ. Trong khi đó bất động sản là kênh thanh khoản kém, bạn không thể bán lấy tiền ngay được!
Câu hỏi đặt ra: Tại sao tôi lại cần đến quỹ dự phòng khẩn cấp? Tôi cần quỹ dự phòng tài chính cá nhân này cho những việc gì và hoàn cảnh nào? Hãy cùng BUFF tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Khi bạn đang mang nợ nần
Khi bạn đang mắc nợ một số tiền lớn, việc trả hết các khoản nợ phải là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc tích lũy cho chính mình một khoản làm quỹ dự phòng. Bởi khi có việc gấp, bạn sẽ có tiền để chi trả luôn mà không phải đi vay nợ thêm một khoản nào nữa. Bởi vì sự chồng chất các khoản vay khi phát sinh thêm việc ngoài ý muốn sẽ khiến khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn, đặc biệt là với những người nợ nần.
Tham khảo thêm: Nắm Chắc 5 Tư Duy Tài Chính Thông Minh Ai Cũng Cần Áp Dụng
Bạn chỉ có thu nhập cố định từ 1 đầu
Đây là trường hợp khi bạn không có thêm bất kì một khoản thu nhập thụ động nào cả. Giả sử nếu mất việc, khi không có khoản dự phòng, bạn sẽ rất khó khăn khi phải vừa đi tìm việc mới, vừa phải lo gồng gánh chi phí ăn ở, thuê nhà trọ. Bạn cần chuẩn bị một khoản dự phòng cho những tình huống như vậy xảy ra đối với mình. Có thể bạn là một nhân viên xuất sắc và chưa từng tính trước đến tình huống bị sa thải, tuy nhiên, có rất nhiều điều không thể lường trước được có thể xảy ra như: công ty thay đổi cơ cấu, phá sản,..
Hãy lường trước những rủi ro khách quan và chuẩn bị quỹ dự phòng tài chính cá nhân cho những tình huống mà bản thân không thể kiểm soát được nhé!
Dự phòng cho những tình huống thường gặp
Đó là chi phí khám chữa bệnh, xe hỏng, điện thoại hỏng, mất việc,… Không hiếm gặp những tình huống này trong cuộc sống, mỗi lúc có một sự việc khác nhau đến mà bạn phải dự tính trước đó từ lâu dù chẳng biết chính xác là gì.
Cần phải có bao nhiêu trong quỹ khẩn cấp?
Xây dựng một quỹ dự phòng cần thời gian. Bạn nên tiết kiệm một khoản có giá trị bằng với 3 đến 6 tháng so với mức thu nhập hiện tại. Bạn đặt ra một khoản tích lũy từng chút một. Nếu bạn chưa có quỹ dự phòng khẩn cấp trong ngân sách, hãy thêm ngay danh mục “chi tiêu khẩn cấp” để có việc quản lý tài chính cá nhân thêm hiệu quả nhé!
Tham khảo thêm: Lập Kế Hoạch Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả Với 5 Bước
Tôi nên gửi quỹ khẩn cấp này vào kênh nào?
Tạo một quỹ dự phòng tài chính cá nhân là một cách khiến tiền làm việc cho bạn bởi nó chuẩn bị và lập kế hoạch cho những điều bất ngờ. Nếu không có biến cố nào thì đó là điều quá tốt, bạn có thể sử dụng tiền trong quỹ để làm việc và đặt ưu thế về kiểm soát tình hình.
Có một mẹo nhỏ mà bạn có thể cân nhắc đó là: Lồng ghép khoản dự phòng khẩn cấp vào tài khoản tích lũy có mức lãi suất cao hơn là tiền tiết kiệm thông thường. Điều này có nghĩa là tiền của bạn có thể vừa sinh lời, vừa có thể tích lũy để phòng cho các trường hợp khẩn cấp.
Trong tình hình lãi suất tiết kiệm giảm mạnh như năm 2023, chỉ từ 3-6%/năm, ngang tương đương với mức lạm phát, vậy nên các kênh tiết kiệm truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu để dự phòng quỹ khẩn cấp. Bạn có thể tham khảo các app tích lũy uy tín để duy trì quỹ dự phòng tài chính cá nhân.
- Hình thức lưu giữ: tích lũy online
- Lãi suất: cao hơn mức gửi tiết kiệm truyền thống
- Khả năng thanh khoản cao, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian·
- Độ an toàn cao
Kết hợp dự phòng tài chính cá nhân và đầu tư
Bên cạnh việc chuẩn bị quỹ dự phòng tài chính cá nhân, hãy kết hợp đầu tư vào một số kênh khác để gia tăng tài sản và có thêm khoản tiền phân bổ vào quỹ dự phòng! Hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Phải có kiến thức đầu tư cơ bản, không quyết định theo người khác nếu chưa hiểu rõ bản chất.
- Chọn những kênh đầu tư dễ thanh khoản, phù hợp với điều kiện của bản thân
Những bất ngờ ập tới sẽ kinh khủng khi bạn không kiểm soát tình hình tài chính của bản thân và gia đình. Xe bị hỏng ngoài ý muốn, nhập viện bất thình lình, mất việc hoặc bất kì khoản tài chính khẩn cấp nào sẽ khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần, hủy bỏ những dự định khác mà bạn đã lập ra ngay từ đầu.
Để xây dựng ngôi nhà tài chính vững chắc, bạn cần phải tiết kiệm một khoản đủ để dự phòng khẩn cấp và khoản còn lại mới sử dụng đầu tư. Nếu bạn chưa biết gửi khoản tiền dự phòng khẩn cấp vào đâu, ứng dụng tích lũy của BUFF có thể là một kênh bạn cân nhắc vì những ưu điểm như sau:
- Lãi suất lên tới 9%/năm.
- Dễ dàng thanh khoản trong vòng 3-24h
- Đăng ký thành viên mới nhanh chóng, dễ dàng và không mất phí.
- Tư vấn nhiệt tình và trả lời mọi thắc mắc của bạn về tài chính cá nhân.
BUFF luôn đồng hành cùng bạn và gia đình trên con đường ổn định và tự do tài chính. Mọi thắc mắc xin hãy gọi vào số hotline hoặc để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm liên hệ cho bạn.