Trong một cuộc trao đổi giữa Tony Robbins và tỷ phú Warren Buffett, Warren Buffett đã chia sẻ 3 yếu tố giúp ông đầu tư thành công là: Thứ nhất, nước Mỹ có những cơ hội tuyệt vời. Thứ hai, nhờ gene tốt khiến ông có thể sống lâu. Thứ ba, đó là LÃI KÉP.

Ngoài ra, Albert Einstein cũng từng mô tả: LÃI KÉP là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai hiểu được điều này sẽ kiếm được tiền từ nó, ai không hiểu sẽ phải trả giá cho điều đó.

LÃI  KÉP là gì lại có sức mạnh vô biên đến vậy? Hãy cùng BUFF khám phá và tìm ra bí mật của những người giàu có trên thế giới.

LÃI KÉP là lãi của một khoản cho vay hoặc tiền gửi được tính dựa trên tiền gốc ban đầu và lãi tích lũy từ các kỳ trước (theo investopedia). Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản là tiết kiệm đều đặn hàng tháng và đầu tư số tiền này, sau một thời gian, bạn sẽ trở lên giàu có.

Ví dụ bạn là nhân viên văn phòng, lương hàng tháng là 20 triệu đồng và tiết kiệm được 10% tức là 2 triệu mỗi tháng. Sau một năm, số tiền bạn tiết kiệm là 24 triệu đồng. Nếu tích lũy với mức lãi suất là 9%/năm vào gói B-Long 12M của BUFF trong 20 năm thì số tiền cuối kỳ bạn thu được sau 20 năm là 110 triệu.

Thần kỳ hơn: nếu mỗi năm đều tiết kiệm được 24 triệu và gộp số tiền đó vào khoản tiền gốc ban đầu và lãi tích lũy của năm trước, sau 20 năm số tiền bạn kiếm được là 1,3 tỷ trong khi số tiền gốc chỉ chiếm 480 triệu.

Đây là công thức tính lãi kép: Số tiền kỳ thứ n = Số tiền gốc* (1+lãi suất)^số kỳ

Để thật sự hiểu sức mạnh của nó, chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ cụ thể sau đây. Ba người bạn thân Minh, Lan, Ngọc đều 25 tuổi, hiểu công thức lãi kép và có mức thu nhập như nhau. Họ quyết định đầu tư vào một quỹ tương hỗ với mức tăng trưởng 9%/năm.

Minh nhớ lời dạy của thầy giáo về lãi suất kép và quyết định đầu tư từ năm 25 tuổi với số tiền tiết kiệm mỗi tháng là 1.150.000 đồng. Minh tích lũy liên tục như vậy cho đến năm 35 tuổi thì ngừng tiết kiệm và để số tiền đó tự sinh lời cho đến năm 65 tuổi.

Lan thấy lúc còn trẻ nên để tiền hưởng thụ, tận hưởng cuộc sống vì vậy đến năm 35 tuổi cô mới gửi tiết kiệm 1.150.000 đồng hàng tháng đầu tư tại quỹ tương hỗ. Lan tích lũy đến năm 45 tuổi thì cũng ngừng tiết kiệm và để số tiền đó tự tăng trưởng đến năm  65 tuổi.

Ngọc nghĩ không cần tích lũy từ sớm, chờ gần về hưu tiết kiệm dưỡng già cũng được. Vì vậy đến năm 45 tuổi cô mới tiết kiệm 1.150.000 đồng mỗi tháng và đầu tư như hai người bạn của mình. Cô làm như vậy cho đến năm 55 tuổi và sau đó để các khoản đầu tư tự tăng trưởng đến năm 65 tuổi.

Như vậy, ba người bạn đều tiết kiệm như nhau, mỗi tháng trong vòng 10 năm và đều đầu tư tại một quỹ với mức lợi nhuận 9%/năm. Vào năm 65 tuổi, họ cùng đi đến quỹ và rút tiền thì phát hiện số dư hiện tại của họ khác nhau đáng kể, nhiều hơn những gì họ đã suy nghĩ. Số tiền Minh nhận về là 3,3 tỷ và gấp sáu lần Ngọc, trong khi đó số tiền Lan nhận về chỉ gấp rưỡi Ngọc và Ngọc là người tích lũy được ít tiền nhất.

Ba người quyết định hẹn nhau tại quán cà phê gần nhà và xem xét lý do vì sao họ đầu tư tương tự nhau mà số tiền lại chênh lệch nhiều như vậy. Họ đã nhận ra ba bài học quan trọng nhất sau cuộc trao đổi như sau:

Bắt đầu tích lũy từ sớm – thời gian là yếu tố quan trọng nhất

Nhờ tiết kiệm từ sớm, Minh đã kiếm được số tiền vượt bậc so với hai người bạn. Tức là cùng một số tiền nhỏ nếu kiên trì đầu tư từ sớm thì lãi kép mới thật sự phát huy tác dụng như một phép màu giúp nhân số tiền tiết kiệm của bạn lên nhiều lần theo thời gian.

Tích lũy liên tục và không dùng đến số tiền đã đầu tư

Cả ba đã làm được một việc quan trọng thầy giáo đại học dạy đó là: Khi đã tiết kiệm và tích lũy họ làm liên tục, không quan tâm đến số tiền đó và để nó đến năm 65 tuổi mới rút ra. Lúc đầu, quá trình này thật sự khó khăn khi chưa thấy rõ kết quả nhưng đến bây giờ họ đã đúc rút được rằng: lãi kép chỉ phát huy đối với các khoản đầu tư dài hạn.

Không trì hoãn sẽ tạo nên kết quả không tưởng

Cuối cùng cả ba tự hỏi tại sao Minh lại có thể tích lũy được nhiều nhất. Họ cùng nhìn lại lý do Lan và Ngọc đầu tư sau Minh, cả Lan và Ngọc đều chần chừ nghĩ rằng cần thời gian tận hưởng cuộc sống, miễn là tiết kiệm thì sớm hay muộn cũng như nhau.

Thực tế hoàn toàn không phải vậy, sự trì hoãn cùng những lý do ngụy biện cho sự hưởng thụ của bản thân đã khiến họ mất đi một khoản tiền lớn về già.  Họ nhận ra: Cái giá của việc trì hoãn là không hề nhỏ bởi dù chỉ một năm trì hoãn cũng tạo nên sự khác biệt.

(Theo Minh Phượng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *