Trong thực tế, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đang phải trực tiếp cảm nhận sức nóng của lạm phát qua giá xăng, chi phí sinh hoạt, giá thực phẩm và dịch vụ tăng từng ngày. Khi giá trị của đồng tiền giảm sút, các kênh tiết kiệm truyền thống như gửi ngân hàng không còn là “vùng an toàn” như trước. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn: Đầu tư gì khi lạm phát tăng cao để bảo vệ và gia tăng tài sản?

Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thực trạng lạm phát hiện nay tại Việt Nam và thế giới, đồng thời gợi ý 5 giải pháp tài chính an toàn và tiềm năng sinh lời cao mà bạn có thể cân nhắc.

1. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam và thế giới: Cảnh báo sớm cho nhà đầu tư

1.1 Tình hình lạm phát toàn cầu: Nỗi lo chưa hạ nhiệt

Tính đến cuối năm 2024, nhiều nền kinh tế lớn vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi áp lực lạm phát:

  • Tại Mỹ, dù Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã nâng lãi suất lên 5,25%–5,5% và đang có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng lạm phát lõi vẫn duy trì ở mức 3,4%, cao hơn mục tiêu 2% (nguồn: FED, tháng 4/2024).
  • Khu vực Eurozone cũng ghi nhận lạm phát ở mức 2,6–2,9%, chủ yếu do chi phí năng lượng và thực phẩm vẫn neo cao (Eurostat, 2024).
  • Các nền kinh tế mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, hoặc một số quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với mức lạm phát hai chữ số, khiến đồng tiền mất giá nghiêm trọng.

Trong môi trường toàn cầu hóa, lạm phát tại các quốc gia lớn ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam thông qua chuỗi cung ứng, chi phí nhập khẩu và biến động tỷ giá.

thuc-trang-lam-phat-o-viet-nam-va-the-gioi

1.2 Tại Việt Nam: Áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Mặc dù lạm phát tại Việt Nam năm 2024 được kiểm soát tương đối tốt, CPI quý I/2024 tăng 3,77%, tiệm cận mục tiêu 4,5%, nhưng các chuyên gia cảnh báo áp lực lạm phát năm 2025 vẫn rất lớn.

Theo PGS.TS. Ngô Trí LongTS. Nguyễn Ngọc Tuyến, CPI bình quân năm 2025 nhiều khả năng sẽ dao động quanh mức 4% – 4,5%, do tác động từ cả yếu tố quốc tế và trong nước.

Các nguyên nhân chính gồm:

  • Xung đột địa chính trị và chính sách bảo hộ từ Mỹ có thể đẩy giá năng lượng và hàng hóa tăng cao.
  • Biến đổi khí hậu làm gián đoạn nguồn cung nông sản, đẩy giá thực phẩm tăng.
  • Biến động tỷ giá, chi phí nhập khẩu, điều chỉnh giá dịch vụ công tiếp tục gây áp lực nội địa.
  • Chính sách kích cầu, đầu tư công, hạ lãi suất giúp phục hồi kinh tế nhưng có nguy cơ gây lạm phát nếu cung tiền không được kiểm soát.
  • Yếu tố mùa vụ, thiên tai, dịch bệnh cũng có thể khiến giá hàng tiêu dùng thiết yếu biến động mạnh.

Hệ quả là doanh nghiệp sẽ đối mặt với chi phí tăng cao, trong khi người tiêu dùng bị bào mòn thu nhập, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng tăng trưởng.

1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến cá nhân và doanh nghiệp

Lạm phát không chỉ là con số kinh tế vĩ mô mà còn tác động trực tiếp tới tài chính cá nhân và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với cá nhân:

  • Giá trị tiền gửi giảm sút: Khi lãi suất thực (lãi suất trừ lạm phát) thấp hoặc âm, tiền gửi tiết kiệm mất dần sức mua theo thời gian. Ví dụ, lãi suất tiết kiệm 5% nhưng lạm phát 4,5% thì lợi nhuận thực chỉ còn 0,5%, thậm chí âm nếu trừ thêm thuế phí.
  • Chi phí sinh hoạt tăng: Lạm phát đẩy giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, điện, nước, y tế, giáo dục… khiến thu nhập thực tế của người dân bị “bào mòn”.
  • Áp lực đầu tư sinh lời cao hơn: Người dân buộc phải tìm kênh đầu tư thay thế để bảo toàn giá trị tài sản, thay vì giữ tiền mặt hoặc gửi ngân hàng truyền thống.

Đối với doanh nghiệp:

  • Chi phí đầu vào gia tăng: Giá nguyên liệu, nhân công, vận chuyển… tăng mạnh khiến doanh nghiệp phải gồng gánh chi phí sản xuất.
  • Biên lợi nhuận bị thu hẹp: Trong khi chi phí tăng, sức mua của người tiêu dùng giảm khiến doanh thu có thể bị ảnh hưởng – tạo áp lực kép lên lợi nhuận.
  • Khó khăn trong hoạch định tài chính dài hạn: Biến động giá cả và chi phí khiến doanh nghiệp khó xây dựng kế hoạch tài chính, đầu tư và mở rộng sản xuất.

anh-huong-cua-lam-phat

2. Đầu tư gì khi lạm phát tăng cao? 5 giải pháp tài chính an toàn và tiềm năng sinh lời cao

Lạm phát khiến tiền mặt mất giá trị theo thời gian, trong khi các kênh đầu tư truyền thống như tiết kiệm ngân hàng trở nên kém hiệu quả. Để bảo toàn tài sản và gia tăng giá trị dòng tiền, việc lựa chọn đúng kênh đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro và năng lực tài chính là điều cần thiết. 

Dưới đây là 5 lựa chọn tài chính an toàn và có tiềm năng sinh lời cao khi không biết đầu tư gì khi lạm phát tăng cao​.

2.1. Vàng – công cụ trú ẩn truyền thống nhưng không phải lúc nào cũng tối ưu

Đầu tư vàng là hình thức đầu tư có lịch sử lâu đời và luôn được xem là “hầm trú ẩn an toàn” trong những giai đoạn kinh tế bất ổn hoặc lạm phát tăng cao. Tại Việt Nam, việc tích trữ vàng đã ăn sâu vào tâm lý tài chính của người dân, không chỉ bởi giá trị vật chất mà còn bởi yếu tố tâm lý: cầm vàng có cảm giác an tâm giữa thời điểm thị trường nhiều biến động.

Ưu điểm:

  • Dễ mua bán, thanh khoản cao.
  • Bảo toàn giá trị trong dài hạn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát kép.

Hạn chế:

  • Biến động ngắn hạn lớn – dễ gặp rủi ro nếu đầu tư lướt sóng.
  • Không tạo dòng tiền (khác với cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản…).

dau-tu-vang

2.2 Đầu tư vào công cụ nợ

Đầu tư vào công cụ nợ là một hình thức ngày càng được nhiều nhà đầu tư cá nhân lựa chọn nhờ tính ổn định và khả năng dự đoán dòng tiền cao. Khác với cổ phiếu, trái phiếu – nơi nhà đầu tư mua một phần sở hữu doanh nghiệp, thì với công cụ nợ, nhà đầu tư đóng vai trò là “chủ nợ”, tức là cho doanh nghiệp vay vốn.

Điểm nổi bật của công cụ nợ nằm ở cơ chế hoàn trả rõ ràng:

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cả gốc và lãi đúng hạn, theo cam kết trong hợp đồng, bất kể tình hình kinh doanh lãi hay lỗ.
  • Lãi suất cố định, không biến động theo thị trường, giúp nhà đầu tư dễ dàng tính toán lợi nhuận kỳ vọng.
  • Có ngày đáo hạn cụ thể, cho phép người đầu tư lên kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả và chủ động.

Hiện ứng dụng BUFF Fintech mang đến sản phẩm tài chính B-Funding – một hình thức đầu tư vào công cụ nợ ngắn hạn được bảo lãnh thanh toán từ các tập đoàn uy tín như G-Group, Seedcom. Với kỳ hạn linh hoạt từ 3 đến 12 tháng, B-Funding không chỉ đảm bảo lãi suất cố định mà còn giúp nhà đầu tư dễ dàng dự báo dòng tiền, hạn chế rủi ro mất vốn, đồng thời tăng tính chủ động trong quản lý tài chính cá nhân.

Đặc điểm nổi bật của B-Funding:

  • Kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn: Sản phẩm B-Funding của BUFF mang lại tính linh hoạt với kỳ hạn ngắn, cùng mức lãi suất vượt trội, lên đến 8-9.5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
  • Thông tin minh bạch: Nhà đầu tư có quyền nắm rõ thông tin về khoản tiền đầu tư của mình, từ việc nguồn vốn sẽ đi đâu, được sử dụng với mục đích gì. Các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của B-Funding đều được thẩm định bởi các chuyên gia, tạo điều kiện cho việc quản lý rủi ro và đầu tư hiệu quả.
  • Linh hoạt đầu tư: B-Funding cho phép người dùng linh hoạt nạp rút bất cứ lúc nào, tăng tính thanh khoản và linh hoạt cho nhà đầu tư.
ung-dung-buff-dau-tu-va-tich-luy
Ứng dụng BUFF – Đầu tư và Tích lũy

2.3 Trái phiếu 

Trái phiếu doanh nghiệp là hình thức đầu tư cho doanh nghiệp vay vốn thông qua việc mua trái phiếu và nhận lãi định kỳ. Trái phiếu thường được xem là công cụ ít biến động hơn cổ phiếu và có thể mang lại mức lợi suất ổn định từ 7% đến 10%/năm.

Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp cũng tồn tại nhiều hạn chế về tính linh hoạt và khả năng tiếp cận, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân:

  • Kỳ hạn dài: Trái phiếu doanh nghiệp hiện nay thường có kỳ hạn từ 24 đến 36 tháng, thậm chí có thể dài hơn, khiến vốn bị “giữ chân” trong thời gian dài nếu nhà đầu tư không có kế hoạch tài chính rõ ràng.
  • Thanh khoản thấp: Phần lớn trái phiếu không có cơ chế rút vốn trước hạn. Nếu muốn thoái vốn, nhà đầu tư phải bán lại trên thị trường thứ cấp, vốn không dễ tiếp cận và thường có mức chiết khấu lớn.
  • Ngành phát hành rủi ro: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến từ ngành bất động sản có chu kỳ thu hồi vốn kéo dài từ 3–5 năm. Điều này dẫn đến tình trạng kỳ hạn trái phiếu thường rất dài và nếu không có bên thứ ba đứng ra hỗ trợ thanh khoản, thì việc tham gia trở nên khá rủi ro với nhà đầu tư cá nhân.

2.4 Bất động sản – kênh đầu tư dài hạn, phòng hộ lạm phát hiệu quả

Bất động sản luôn là lựa chọn hàng đầu để bảo toàn tài sản khi lạm phát tăng cao. Là “tài sản cứng” có giá trị thực, bất động sản có xu hướng tăng giá cùng hoặc nhanh hơn tốc độ lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh cung tiền mở rộng và giá trị tiền tệ suy giảm.

Ưu điểm:

  • Giữ giá trị tốt trong dài hạn.
  • Có thể tạo dòng tiền từ cho thuê.
  • Một số phân khúc (đất nền, nhà ở đô thị, BĐS công nghiệp) còn tiềm năng tăng giá mạnh.

Hạn chế:

  • Yêu cầu vốn lớn.
  • Tính thanh khoản thấp.
  • Phụ thuộc vào vị trí và pháp lý.

dau-tu-bat-dong-san

2.5 Chứng chỉ quỹ – kênh tối ưu cho người ít kinh nghiệm, lợi nhuận ổn định

Chứng chỉ quỹ là hình thức đầu tư gián tiếp, trong đó nhà đầu tư góp vốn vào quỹ và được các chuyên gia tài chính chuyên nghiệp thay mặt phân bổ, quản lý danh mục đầu tư. Phù hợp người bận rộn, ít kiến thức tài chính: Không cần theo dõi thị trường liên tục vẫn có thể sinh lời ổn định.

Ưu điểm:

  • Quản lý chuyên nghiệp, tối ưu lợi nhuận và kiểm soát rủi ro.
  • Có nhiều loại hình quỹ: cổ phiếu, trái phiếu, cân bằng, quỹ ETF…
  • Phù hợp với nhiều khẩu vị rủi ro và quy mô đầu tư.

Hạn chế:

  • Phụ thuộc vào năng lực quản lý của công ty quản lý quỹ.
  • Có phí quản lý (thường khoảng 1-2%/năm).

3. Lưu ý khi đầu tư trong thời kỳ lạm phát

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc đầu tư cần chiến lược rõ ràng và kỷ luật tài chính. Dưới đây là 4 nguyên tắc quan trọng giúp bạn bảo vệ tài sản và tối ưu lợi nhuận:

Luu-y-khi-dau-tu

  • Không “all in” – luôn đa dạng hóa danh mục: Không nên dồn toàn bộ vốn vào một kênh duy nhất. Hãy phân bổ tài sản vào nhiều kênh như: vàng, quỹ đầu tư, bất động sản, trái phiếu… Việc đa dạng hóa giúp giảm rủi ro tổng thể, tránh tình trạng “mất cả chì lẫn chài” khi một thị trường biến động mạnh.
  • Cân bằng giữa an toàn và tăng trưởng: Đừng chạy theo lợi nhuận cao mà bỏ qua yếu tố rủi ro. Hãy thiết lập tỷ lệ hợp lý giữa các tài sản ổn định (trái phiếu, quỹ mở) và tài sản có tiềm năng tăng trưởng cao (cổ phiếu, BĐS). Một danh mục đầu tư cân bằng sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong dài hạn.
  • Luôn duy trì quỹ dự phòng: Dù đầu tư ở đâu, hãy giữ lại ít nhất 3–6 tháng chi phí sinh hoạt trong tài khoản tiết kiệm hoặc kênh có thanh khoản cao. Quỹ này giúp bạn chủ động trước các biến cố như bệnh tật, thất nghiệp hoặc khi thị trường biến động bất ngờ.
  • Đầu tư là cuộc chơi dài hạn: Lạm phát là vấn đề mang tính chu kỳ. Thị trường sẽ có lúc lên – lúc xuống. Đừng để biến động ngắn hạn khiến bạn hoảng loạn và rút lui sai thời điểm. Kiên định với kế hoạch đã xây dựng và điều chỉnh khi cần thiết.

Đầu tư gì khi lạm phát tăng cao luôn là câu hỏi lớn của nhiều người đang lo ngại về sự mất giá của đồng tiền và sức mua suy giảm. Thực tế cho thấy, nếu biết cách lựa chọn đúng kênh đầu tư, bạn không chỉ bảo toàn giá trị tài sản mà còn có cơ hội tăng trưởng lợi nhuận một cách bền vững và an toàn. Từ vàng – nơi trú ẩn giá trị truyền thống, bất động sản – tài sản phòng hộ lâu dài, cho đến những giải pháp linh hoạt như trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay nền tảng tài chính B-Funding, mỗi lựa chọn đều có vai trò nhất định trong chiến lược phân bổ danh mục hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *