Sau đại dịch Covid-19, người Việt ngày càng quan tâm tới sức khỏe và tài chính. Thất nghiệp bùng nổ khiến cho các vấn đề liên quan tới tài chính được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Nhưng làm sao để đánh giá tình hình sức khỏe tài chính của mình và có những biện pháp cải thiện kịp thời? Hôm nay, BUFF sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm sức khỏe tài chính, cách thức đo lường và cải thiện chỉ số sức khỏe tài chính cá nhân.
Nội dung bài viết
Định nghĩa về sức khỏe tài chính
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa “sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay thương tật”.
Với suy nghĩ đó, sức khỏe tài chính cá nhân được hiểu là trạng thái hạnh phúc về tài chính của một người (theo The Balance). Tuy nhiên, tương tự như như sức khỏe của bản thân, sức khỏe tài chính không chỉ dựa trên việc bạn không có nợ mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
Ví dụ: các bác sĩ đo lường sức khỏe thể chất bằng các chỉ số như huyết áp hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI), còn bạn đo lường sức khỏe tài chính bằng các chỉ số như điểm tín dụng, tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) hoặc giá trị ròng.
Các chỉ số sử dụng để đo lường sức khỏe tài chính
- Quỹ dự phòng khẩn cấp là khoản tiền bạn để dành cho những sự kiện xảy ra bất ngờ trong cuộc sống. Ví dụ: quỹ tiết kiệm cho những sự cố không may xảy ra như thất nghiệp tối thiểu từ 3-6 tháng lương.
- Khoản thu nhập thụ động là thu nhập nhận được mà không cần sử dụng sức lao động của chính mình. Ví dụ: tích lũy tại BUFF, đầu tư trái phiếu, chứng khoán và bất động sản…
- Quỹ nghỉ hưu là quỹ tài chính được bạn tích lũy nhằm mục đích nghỉ hưu sớm hoặc chương trình hưu trí được thực hiện từ sự đóng góp của bạn và doanh nghiệp sử dụng bạn là lao động (nếu bạn làm việc cho doanh nghiệp và tổ chức). Ví dụ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí
- Các loại bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra. Ví dụ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm nhà và xe cộ.
10 câu hỏi giúp bạn kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân
- Thu nhập của bạn luôn đủ trang trải các chi tiêu hàng tháng?
- Bạn thường xuyên trích lập tiền định kỳ?
- Bạn luôn theo dõi các khoản chi tiêu của mình cẩn thận?
- Bạn thường xuyên trích lập dự phòng rủi ro phòng trường hợp khẩn cấp?
- Bạn thường xuyên thiết lập các mục tiêu tài chính để phấn đấu?
- Bạn kiểm soát tốt các khoản nợ của mình?
- Bạn đang tiết kiệm/đầu tư dài hạn cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu?
- Các tài sản/khoản đầu tư của bạn đang ở trạng thái tăng trưởng?
- Bạn xem bảo hiểm là cần thiết để dự phòng rủi ro?
- Bạn có kiến thức về tài chính?
(Trích bảng câu hỏi đánh giá của Dragon Capital)
Bạn trả lời 10 câu hỏi bằng cách chấm điểm từ 1 đến 5 với “1 là mức không có” và “5 là mức đã có và đang phát triển tốt”.
Từ đó, bạn tính được điểm sức khỏe tài chính dựa trên thang điểm 50, điểm càng cao sức khỏe tài chính của bạn càng ổn định. Đặc biệt với những câu hỏi dưới 3 điểm, bạn cần lên kế hoạch để cải thiện và thay đổi nó.
Làm thế nào để cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân?
Để có được trạng thái hạnh phúc về tài chính, bạn cần tìm ra một giải pháp để duy trì mức độ khỏe mạnh của nó. Sau đây sẽ là một vài cách để bạn nâng cao “sức khỏe” tài chính của mình.
- Lập ngân sách quản lý dòng tiền: Lập ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn kiểm soát chi tiêu để chi luôn thấp hơn thu. Bạn có thể bắt đầu ngay bằng việc giữ lại các hóa đơn, ghi chép chi tiêu mỗi ngày và ứng dụng nguyên tắc quản lý tiền bạc theo phương pháp 6 chiếc lọ hoặc quy tắc 50/20/30.
- Xóa nợ: Xóa các khoản nợ lãi suất cao, trả hết các khoản nợ và chỉ vay tiền trong trong khả năng tài chính của bạn. Nợ nần là một trong những vấn đề lớn khiến sức khỏe tài chính không ổn định, dẫn bạn đến căng thẳng và lo âu.
- Thiết lập dòng dòng tiền và tích lũy: Sau khi đã xóa nợ, lúc này bạn sẽ bắt đầu tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp, quỹ cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, quỹ đầu tư. Đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng giúp tiền của bạn sinh sôi nảy nở và giúp bạn nhanh chóng đạt được các mục tiêu về tài chính. Bạn có thể ứng dụng tháp tài sản để phân chia danh mục và tỷ lệ đầu tư hiệu quả.
Bây giờ thì bạn đã hiểu khái niệm sức khỏe tài chính, cách thức đo lường và cải thiện chỉ số sức khỏe tài chính cá nhân. Hãy ngồi xuống đánh giá sức khỏe tài chính của bản thân và lên giải pháp cải thiện nó để bạn luôn hạnh phúc với chiếc ví tài chính của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì hãy comment ngay bên dưới cho BUFF nhé!
Minh Phượng