Giữa thời buổi bão giá cùng kinh tế suy thoái, không ít bạn trẻ lâm vào tình cảnh khủng hoảng tài chính cá nhân. Liệu bạn có gặp phải tình trạng này? Hãy cùng BUFF tìm hiệu những dấu hiện điển hình và 6 tips để có thể vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Dấu hiệu báo động bạn đang gặp khủng hoảng tài chính cá nhân
Để biết việc quản lý tài chính của bạn có hiệu quả hay có nguy cơ khủng hoảng, hãy quan sát một số điểm sau:
1. Bạn không phân bổ quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp có tác dụng như tiền bảo hiểm nhưng linh hoạt hơn, hạn chế việc phải đi vay hay “giật gấu vá vai”. Đây chính là cứu tinh của bạn khi gặp phải những tình huống bất ngờ, cần phải dùng đến tiền như tai nạn, gặp vấn đề về sức khỏe hay thậm chí mua thêm vé máy bay vì chậm chuyến.
Khi không có quỹ khẩn cấp, bạn sẽ gặp nhiều gánh nặng và áp lực tài chính khi có trục trặc về tiền. Hơn nữa, quỹ này còn có vai trò như một người bảo vệ các khoản phân bổ tài chính cá nhân, giúp giảm thiểu thiệt hại khi những khoản tiền biến động lớn như đầu tư gặp sự cố.
2. Các khoản nợ của bạn dần trở nên mất kiểm soát
Vay tiền không phải là điều xấu, nhưng tất cả sẽ trở thành ác mộng nếu nó vượt tầm kiểm soát. Điều này thể hiện rõ rệt nhất qua tần suất vay tiền của bạn, khi hiện tượng này xảy ra liên tục và khoảng cách giữa các lần vay ngắn lại.
Ngoài ra, sự lệ thuộc vào thẻ tín dụng và thanh toán hóa đơn không đúng hạn cũng là những dấu hiệu rõ ràng của việc vay nợ không kiểm soát, minh chứng rằng bạn đang gặp vấn đề tài chính nghiêm trọng. Lâu dài, điều này khiến bạn hời hợt với việc quản lý tài chính của mình.
3. Đầu tư mạo hiểm trở nên “mạo hiểm”
Ta luôn biết rằng lợi nhuận càng nhiều nghĩa là rủi ro càng cao, dù cho bạn đầu tư ở hình thức nào. Vậy nên bạn chỉ nên đầu tư mạo hiểm khi có đủ kiến thức thị trường và kỹ năng quản trị rủi ro. Nếu không, đây có thể là tiền đề dẫn đến khủng hoảng tài chính cá nhân vào tương lai.
6 tips giúp bạn vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân
Những hệ lụy của khủng hoảng tiền bạc còn đáng sợ hơn khi tâm lý bạn không còn vững vàng: Bạn dễ sa lầy vào những chiêu trò lừa đảo hứa hẹn kiếm tiền nhanh, thường xuyên cháy túi vì không biết quản lý tiền hiệu quả, hay thậm chí rơi vào con đường vay mượn không chính thống…
Hãy thử một số tips sau từ BUFF để vượt qua thời kỳ khó khăn này nhé:
1. Xem lại toàn bộ hoạt động tài chính của bạn
Trước hết, ta cần xác định được gốc rễ của vấn đề bởi khủng hoảng tài chính cá nhân không phải vấn đề mà ngày một ngày hai giải quyết được. Lúc này, bạn cần giữ tâm thế bình tĩnh, đừng quá lo lắng hay áp lực mà tập trung giải quyết vấn đề.
Một bức tranh tài chính đầy đủ sẽ cung cấp cho bạn hướng kiểm soát tài chính, cho biết tổng thu nhập của bạn là bạn nhiêu, có những khoản chi tiêu nào và phần tiền nào đang gặp vấn đề. Chỉ khi “bắt mạch” đúng chỗ ta mới có thể “chữa được bệnh” hiệu quả.
2. Đặt mục tiêu và xác định ưu tiên tài chính
Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng cho bản thân sẽ giúp bạn có định hướng cụ thể và động lực để vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân.
Hơn nữa, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên tạo động lực để bạn ra những quyết định khó khăn hay gia tăng nguồn thu nhập như làm thêm ngoài giờ. Dưới đây là một ví dụ về việc xác định ưu tiên tài chính:
- Trả nợ xấu: hóa đơn tín dụng, lãi thế chấp,…
- Xây dựng một quỹ khẩn cấp
- Tích lũy: tiết kiệm để mua nhà, mua xe
- Đầu tư kỹ năng cho bản thân: học các khóa học về tài chính
- Đầu tư vào các sản phẩm có lãi suất cố định: cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, B-Funding của BUFF,…
3. Giải quyết khủng hoảng tài chính cá nhân
Khi nói đến cách giải quyết khủng hoảng tài chính cá nhân, đa số mọi người sẽ lựa chọn cắt giảm chi tiêu, tăng thu nhập hoặc kết hợp cả hai. Tuy cách này không sai nhưng khó để thực hiện và duy trì lâu dài do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là phong cách sống của từng người.
Điều bạn cần làm là hoàn thành các mục tiêu nhỏ trước khi có sự thay đổi lớn hơn, chẳng hạn trả hết các khoản nợ nhỏ trước rồi mới đến lớn. Việc này sẽ giúp bạn không bị nản chí, thúc đẩy động lực cải thiện khả năng tài chính của mình.
Song song với đó, đừng quên xây dựng quỹ khẩn cấp hay chia nhỏ phần tiền cho đầu tư để phòng trường hợp gặp rắc rối khiến bạn nợ chồng thêm nợ.
4. Phân loại các chi tiêu của bản thân
Đừng quên phân loại chi tiêu của bạn. Nghe có vẻ hơi tẻ nhạt nhưng đây là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát dòng tiền ra vào của bạn. Từ đó, bạn có thể vạch ra được kế hoạch tài chính cụ thể, phù hợp với mục tiêu bản thân. Một số phương pháp phổ biến bạn có thể áp dụng như là ghi chú vào sổ, chia tiền theo lọ quy tắc 50/20/20,…
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các bạn đã có thể số hóa chi tiêu của mình với các app quản lý tài chính như MISA Money Keeper, Tnex,…
Ngoài ra cũng có một số nơi bạn có thể tích lũy và đầu tư linh hoạt như BUFF, Finhay với lãi suất lên tới 12.5%/năm (B-Funding), gấp gần 3 lần so với các ngân hàng thông thường. Hơn nữa, lãi suất được trả theo kỳ hạn cố định nên bạn có thể lựa chọn rút ra hoặc đầu tư tiếp theo chu trình lãi kép, thay vì phải đợi đến cuối kỳ mới được nhận lãi so với sản phẩm tích lũy truyền thống.
5. Thực hiện kế hoạch và điều chỉnh khủng hoảng tài chính cá nhân
Khi bạn đã có được phương pháp vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân, hãy lập một kế hoạch cụ và mục tiêu theo từng mốc thời gian cụ thể. Hãy nhớ rằng luôn chia nhỏ và cụ thể hóa mục tiêu, đừng cố thực hiện những thứ quá vĩ mô ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian để đánh giá quá trình và điều chỉnh lại kế hoạch khi cần thiết.
6. Trau dồi kiến thức về tài chính
Con đường dẫn đến tự do tài chính và bớt lo lắng về tiền bạc cần bắt đầu từ chính bản thân bạn. Bạn có thể học một số khóa học về tài chính từ những địa chỉ uy tín như Money Tree của Awake Your Power.
Ngoài ra, bạn có thể nâng cao hiểu biết của bạn về tiền bạc ngay hôm nay với các cách đơn giản sau:
– Đăng ký nhận newsletter từ các trang tin tài chính – kinh tế online như Cafebiz, VietnamBiz,…
– Nghe podcast về tài chính như HieuTV, Đồng ra đồng vào của Vietcetera,..
– Đọc sách về tài chính, kinh điển như Quá trình hình thành một nhà tư bản Mỹ, Nghĩ giàu và làm giàu
– Học hỏi từ các chuyên gia tài chính trên mạng xã hội
Bạn không hề đơn độc trong các vấn đề tiền bạc đâu – Hàng triệu người già hay trẻ ngoài kia đều có thể vướng phải tình huống này. Nhưng tin tốt là, bạn có khả năng cải thiện suy nghĩ và hành động liên quan đến tài chính của mình. Bằng cách đối mặt với nguồn cơn khủng hoảng và đảm bảo rằng bạn đang kiểm soát tiền của mình — chứ không phải ngược lại — tương lai tích cực hơn sẽ sớm trở lại thôi!