Tiết kiệm là một hành vi nên làm, nhưng không phải thói quen tiết kiệm nào cũng hiệu quả và bảo vệ ví tiền. Thậm chí, một số thói quen tưởng chừng như giúp bạn tiết kiệm tiền lại có thể khiến bạn tốn kém hơn trong dài hạn.
Bài viết này sẽ chỉ ra 4 thói quen “tiết kiệm” mà bạn nên tránh ngay để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn!
Nội dung bài viết
1. Mua đồ ăn upsize – cú lừa marketing
Chỉ cần trả thêm một khoản nhỏ để tăng size món ăn lên gấp đôi nghe có vẻ rất “hời”. Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò marketing của các nhà hàng, nhằm khuyến khích bạn chi trả nhiều hơn một bữa ăn bình thường. Việc ăn quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bạn lãng phí thức ăn.
Bạn phải đả thông tư tưởng và hiểu rằng, việc mua đồ ăn upsize không thực sự tiết kiệm như bạn nghĩ. Bạn đang trả thêm tiền cho lượng thức ăn mà bạn có thể không ăn hết, hoặc vượt qua khẩu phần ăn bình thường của bạn. Việc này sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi bạn rủ được thêm người ăn cùng bạn và việc chia tiền giúp bạn tiết kiệm chi phí bữa ăn. Ngoài ra, hãy ghi nhớ bài học sương máu này: Tránh xa các chương trình khuyến mãi “mua nhiều tặng nhiều”
2. Săn sale là thói quen tiết kiệm dễ gây tốn kém
Các chương trình flashsale, những đợt tung mã giảm giá đúng là có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí mua sắm. Tuy nhiên, vào những “mùa cao điểm” như vậy, tâm lý của bạn rất dễ bị kích động. Bạn thường bị rơi vào cạm bẫy phải mua đủ số lượng để được áp mã freeship, hoặc mua đồ khi nhìn thấy bảng đếm ngược thời gian kết thúc chương trình sale. Kết quả, bạn đã mua sắm nhiều hơn nhu cầu sử dụng thực tế, thậm chí có những đồ mua về còn chẳng dùng đến!
Đây cũng chính là một trong những sai lầm phổ biến khi quản lý tài chính cá nhân: Bạn đã rơi vào cạm bẫy chi tiêu, mua nhiều hơn cần thiết và dẫn tới lãng phí tiền bạc.
Xem thêm: Quản Lý tài Chính Cá nhân Là Gì? Tại Sao Vô Cùng Quan Trọng?
Vậy, làm thế nào để “săn sale” một cách thông minh, tiết kiệm mà không lãng phí?
- Lập danh sách mua sắm: Trước khi định nhảy vào bất kỳ cuộc chơi “săn sale” nào, hãy dành thời gian lập danh sách những món đồ bạn thực sự cần. Việc này giúp bạn tập trung mua sắm những thứ cần thiết, tránh bị thuyết phục mua thêm những món đồ không phù hợp với nhu cầu.
- So sánh giá cả: Đừng vội vàng chốt đơn chỉ vì sản phẩm đang hiển thị được giảm giá. Hãy dành thời gian so sánh giá cả của sản phẩm đó ở nhiều nơi bán khác nhau để đảm bảo bạn mua được chúng với mức giá tốt nhất.
- Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng: Việc sử dụng thẻ tín dụng có thể khiến bạn dễ dàng “vung tay quá trán” hơn so với việc sử dụng tiền trong tài khoản. Do vậy, hãy hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để tránh rơi vào sai
Những mẹo tâm lý khi săn sale
- Cẩn thận với những “chiêu trò” của nền tảng mua sắm: Nhiều nhà bán hàng thường sử dụng những “chiêu trò” khuyến mãi như “mua 1 tặng 1”, “giảm giá 50%”, “freeship”… để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những “chiêu trò” này, bởi chúng có thể khiến bạn mua nhiều hơn nhu cầu thực tế.
- Kiểm soát cảm xúc: Khi tham gia “săn sale”, tâm lý của bạn rất dễ bị thao túng bởi những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình để tránh mua những món đồ không cần thiết.
- Suy nghĩ kỹ trước khi mua: Trước khi mua bất kỳ món đồ nào, hãy dành thời gian cân nhắc lại xem bạn có thực sự cần nó hay không, bạn sẽ sử dụng món đồ này trong bao lâu và với tần suất như thế nào. Hãy nhớ rằng, “săn sale” chỉ mang lại hiệu quả tiết kiệm khi bạn mua những món đồ bạn thực sự cần.
3. Tích trữ đồ cũ
Những món đồ bạn giữ lại qua năm tháng vì tiếc nhưng chẳng bao giờ được dùng tới sẽ tốn diện tích và gây bừa bộn cho không gian sống. Thay vì giữ lại, bạn có thể cho đi hoặc bán thanh lý để kiếm thêm thu nhập.
4. Chỉ gửi tiết kiệm khoản tiền nhàn rỗi
Lãi suất khi gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay đang bị điều chỉnh xuống mức rất thấp, gần như ngang bằng với mức lạm phát. Khi cuộc sống ngày càng đắt đỏ, mọi chi phí đều tăng chóng mặt, việc bạn để dòng tiền của mình “ngủ yên” sẽ khiến tiền bị giảm giá trị. Việc này không khác gì bạn đang đánh mất tiền bạc cả. Hãy để tiền nhàn rỗi của bạn sinh lời bằng cách tìm kiếm những giải pháp đầu tư và tích lũy phù hợp nhé!
Bạn có thể cân nhắc những giải pháp tăng trưởng tài sản của BUFF là một ứng dụng tài chính lý tưởng, với những gói đầu tư và tích lũy hấp dẫn, có mức lãi suất cao và hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn uy tín!
Lời kết:
Hãy thay đổi những thói quen “tiết kiệm” sai lầm này để quản lý tài chính hiệu quả hơn. Hãy chỉ mua những thứ bạn thực sự cần, sử dụng đồ cũ một cách thông minh và đầu tư tiền nhàn rỗi để gia tăng thu nhập.