Khủng hoảng tài chính cá nhân có thể ập đến bất ngờ và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta. Vậy nên, bài viết hôm nay BUFF sẽ giúp bạn hiểu thêm về các dấu hiệu, hậu quả tiềm ẩn. Bạn cũng có thể tham khảo để biết thêm một số biện pháp khắc vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân là gì nhé.
Nội dung bài viết
Khủng hoảng tài chính cá nhân là gì?
Đây là tình trạng các cá nhân hoặc hộ gia đình phải đối mặt với khả năng không đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và các khoản chi phí cơ bản. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, từ việc không đủ khả năng thanh toán các hóa đơn, thiếu khả năng chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp, cho đến áp lực nợ nần ngày càng tăng.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang rơi vào khủng hoảng tài chính cá nhân
Để biết liệu bản thân có đang gặp khủng hoảng tài chính hay không, bạn cần theo dõi sát sao tình hình chi tiêu xem có gặp một trong các trường hợp bên dưới không:
Chi tiêu vượt quá thu nhập
Hàng tháng, số tiền bạn kiếm được không đủ để chi trả cho lối chi tiêu hoang phí của bạn. Khi bạn luôn chi tiêu thoải mái vào đầu tháng, nhưng chỉ đến giữa tháng, số tiền còn lại trong tài khoản đã không đủ để bạn trả những khoản thiết yếu như tiền nhà, ăn uống, chi phí sinh hoạt,..
Mất khả năng tài chính trong tình huống bất ngờ
Khi gặp phải những tình huống đột xuất như ốm đau, hay hỏng hóc tài sản, bạn không có khả năng để chi trả, vì thu nhập của bạn chỉ vừa đủ để lo toan chi phí mỗi tháng. Một tình huống khác nghiêm trọng hơn, nếu như bạn nghỉ việc hoặc đột ngột bị mất việc làm, nhưng lại hoàn toàn không có thu nhập hay tiền tiết kiệm để chi tiêu, lúc này bạn chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài đi vay.
Các khoản nợ dần mất kiểm soát
Việc vay vốn không phải là điều xấu nếu bạn biết cách sử dụng một cách hiểu biết và có kế hoạch. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, nợ có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, dễ khiến sức khỏe tài chính của bạn lao đao. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang đối diện với tình trạng vay nợ “không kiểm soát”:
- Vay mượn khá thường xuyên: Tần suất vay nợ trở nên liên tục, thời gian diễn ra các khoản vay ngày càng ngắn lại.
- Lệ thuộc vào thẻ tín dụng: Không kiểm soát được thời gian trả nợ, dẫn tới phải trả phí phạt với mức lãi suất cao.
- “Vòng xoáy” nợ: Vay nợ mới để trả nợ cũ khiến bạn luẩn quẩn bên trong vòng xoáy nợ nần chồng chất, tạo ra áp lực tài chính trầm trọng hơn.
Xem thêm: 7 phương pháp giúp bạn quản lý nợ nần
Những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính cá nhân
Không có kế hoạch chi tiêu phù hợp
Khi không có kế hoạch chi tiêu, cá nhân có xu hướng mua sắm không cần thiết và không theo dõi sát sao các khoản chi hàng ngày, dẫn đến việc lãng phí tiền bạc.
Thiếu quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp
Quỹ dự phòng tài chính là “lá chắn” giúp bạn giải quyết những tình huống cấp bách như tai nạn, thất nghiệp hay bệnh tật,… Vậy nên những cá nhân chưa có sự phân bổ tài chính cho quỹ dự phòng thường dễ rơi vào khủng hoảng hơn.
Bởi mọi kế hoạch tài chính đều có thể gặp trục trặc và phát sinh, do biến động về đầu tư hoặc chi tiêu. Khi đó, quỹ dự phòng sẽ có vai trò như “phao cứu sinh” đảm bảo cho bạn trong những nhu cầu chi tiêu cơ bản. Bạn sẽ không cần tái phân chia hay bù trừ giữa các khoản để xử lý các hậu quả. Nhờ vậy, kế hoạch tài chính được giữ vững ổn định, đặc biệt là hiệu quả sinh lời từ các mục tiết kiệm dài hạn.
Thiếu kiến thức khi đầu tư mạo hiểm
Việc lao đầu vào những kênh đầu tư mạo hiểm khi thiếu kiến thức có thể khiến bạn vướng vào vòng xoáy nợ nần. Hãy nhớ rằng: Lợi nhuận càng cao sẽ kéo theo rủi ro càng cao. Chính vì vậy, hãy bổ sung kiến thức về cách quản trị rủi ro, không để các khoản đầu tư này đẩy bạn vào bế tắc tài chính.
Hệ quả khi gặp khủng hoảng tài chính cá nhân là gì?
Khủng hoảng tài chính cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến tình hình tài chính mà còn kéo theo nhiều hệ quả khôn lường khác trong cuộc sống thường ngày. Dưới đây, hãy cùng BUFF điểm qua những hệ lụy lớn nếu bạn rơi vào khó khăn khi quản lý tài chính cá nhân:
- Gặp khó khăn trong chi tiêu hàng ngày: Bạn không đủ tiền chi trả cho các khoản phí thiết yếu như thực phẩm, y tế, điện nước, giáo dục,…
- Nợ chồng chất nợ: Liên tục vay nợ cho tiêu dùng, thẻ tín dụng, mua nhà,… đẩy bạn vào tình thế không thể “tiêu hóa” được các khoản nợ. Khi đó, lãi suất ngày càng tăng khiến số nợ lớn dần, tạo ra áp lực tài chính nặng nề.
- Mất tài sản quý giá: Khi khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nhiều người đã phải bán đi các tài sản tích lũy như nhà, xe, đồ điện tử,… để trả cho các khoản nợ đang đến gần.
- Các mối quan hệ bị ảnh hưởng: Vấn đề tài chính xảy ra khiến cho mâu thuẫn gia đình và những mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Gián đoạn đến kế hoạch tài chính dài hạn: Khó khăn tài chính ở hiện tại khiến bạn khó có thể đầu tư cho kế hoạch dài hạn tương lai. Các mục tiêu đầu tư, xây dựng quỹ dự phòng hay kế hoạch hưu trí đều bị gián đoạn.
Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân
Trước tiên, bạn cần có kế hoạch cụ thể, đánh giá tình hình tài chính hiện tại của mình. Từ đó, xác định những khoản chi tiêu có thể cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, lập kế hoạch trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất.
Tham khảo thêm: 6 tips hiệu quả giúp bạn vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân
Ngoài ra, hãy tìm cách tăng thu nhập bằng cách kinh doanh hoặc tham gia các kênh đầu tư tài chính dài hạn. Đây là hình thức hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi vào một kênh hay một ngành, một lĩnh vực trong thời gian dài để tiền sinh lời an toàn. Điểm sáng lớn nhất của nó là sự tăng trưởng tài chính lâu bền, nhà đầu tư có thể điều chỉnh lợi nhuận qua thời gian.
BUFF - Giải pháp đầu tư tài chính dài hạn
Lời kết
Khủng hoảng tài chính cá nhân là tình huống mà bất kỳ ai cũng có thể đối mặt. Điều quan trọng giúp bạn kiểm soát và vượt qua nó chính là thay đổi tư duy về tiền bạc và học cách quản lý tài chính một cách hiệu quả. Hãy nhớ rằng, sự kiên trì và quyết tâm chính là chìa khóa để vượt qua mọi khó khăn tài chính.