Kinh tế suy thoái là một thách thức lớn mà các quốc gia trên thế giới đang phải đương đầu. Những biến động kinh tế có thể tác động sâu rộng đến cuộc sống hàng ngày, từ việc làm đến thị trường tài chính. Vậy khi xảy ra suy thoái kinh tế, cần làm gì để bảo vệ tài sản và gia tăng thu nhập? Hãy cùng BUFF tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết bên dưới để nắm rõ nhé.
Nội dung bài viết
Suy thoái kinh tế là gì
Suy thoái kinh tế (Recession) là hiện tượng giảm sút nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế, thường được ghi nhận sau hai quý liên tiếp tăng trưởng âm. Nó phản ánh thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng,… Về bản chất, thời kỳ suy thoái của một quốc gia hoặc khu vực diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tình trạng kéo dài, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những khủng hoảng kinh tế lớn.
Cụ thể, tình trạng suy thoái có tác động lớn đến các cá nhân, nền kinh tế quốc gia và toàn cầu trên các khía cạnh sau:
- Thương mại toàn cầu suy giảm, dẫn đến sụt giảm sản lượng hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của các công ty. Đồng thời, đồng tiền nội tệ giảm giá gây nên ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thị trường tài chính chứng khoán giảm điểm, gây nên bất ổn tài chính rộng rãi do suy yếu nền kinh tế. Các mã cổ phiếu liên tục giảm giá, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ.
- Tình trạng thất nghiệp gia tăng do thương mại đình trệ, doanh nghiệp khó khăn cần cắt giảm nhân sự. Người dân bất an và lo lắng khi phải đối mặt với khả năng mất nguồn thu nhập ổn định, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.
3 dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế
Tín dụng bị “thắt chặt”
Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, cung cấp nguồn vốn để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, người dân tiêu dùng và đầu tư. Dấu hiệu cho thấy kinh tế đang bước vào suy thoái là khi các tổ chức tài chính thường áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng. Mục đích là để giảm thiểu rủi ro và tăng cường thanh khoản.
Những biện pháp này bao gồm tăng lãi suất, yêu cầu đặt cọc cao hơn và áp dụng tiêu chuẩn cấp tín dụng nghiêm ngặt hơn. Những hành động này khiến cho việc vay vốn trở nên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp và cá nhân, làm giảm mạnh hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.
Nợ xấu tăng cao
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nợ xấu tăng cao là một dấu hiệu rõ rệt. Đây là những khoản nợ mà khách hàng hoặc doanh nghiệp không thể trả đầy đủ và đúng hạn. Hiện tượng này không chỉ tác động đến ngân hàng và các tổ chức tài chính mà còn gây áp lực lớn lên hệ thống kinh tế toàn quốc.
Để xử lý các khoản nợ xấu, ngân hàng và tổ chức tài chính thường phải tiêu tốn nhiều nỗ lực. Điều đó làm suy giảm khả năng hỗ trợ tài chính và hoạt động cho vay cho các doanh nghiệp và cá nhân khác. Đồng thời, sự gia tăng nợ xấu cũng góp phần làm suy yếu hệ thống tín dụng và tạo ra bất ổn trong nền kinh tế.
Thị trường lao động biến động mạnh
Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tình hình kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái. Phía doanh nghiệp khó khăn về mặt tuyển dụng và duy trì hoạt động sản xuất; còn phía người lao động gặp khó khăn để duy trì thu nhập và tìm kiếm việc làm. Thị trường lao động có sự biến động mạnh cũng gây ra áp lực xã hội và kinh tế trên diện rộng. Từ đó khiến cho sự ổn định và mức sống của người dân giảm mạnh.
Tham khảo thêm: Học Đầu Tư Tài Chính Từ Đâu? Bí Quyết Dành Cho Người Mới
Chiến lược đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế
Theo các chuyên gia, suy thoái là một phần tất yếu của chu kỳ kinh tế, và bạn không nên có suy nghĩ dừng đầu tư trong giai đoạn này. Cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp để đảm bảo nguồn tài chính vững vàng trong giai đoạn suy thoái nhé.
Đa dạng danh mục đầu tư
Trong thời kỳ suy thoái, việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào một nguồn thu nhập duy nhất là vô cùng rủi ro. Đây là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, nên bạn cần chủ động đa dạng các danh mục đầu tư. Một nguyên tắc luôn đúng trong đầu tư: “Không bao giờ đặt hết trứng vào một giỏ”.
Bạn có thể đầu tư đa dạng hóa nhiều loại tài sản khác nhau hoặc đa dạng hóa trong một loại tài sản duy nhất. Ví dụ: bạn vừa đầu tư tiền vào bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa vừa tích lũy tại BUFF nhưng bạn cũng có thể chỉ đầu tư duy nhất cổ phiếu nhưng nhiều ngành khác nhau như thép, ngân hàng, chứng khoán, dầu khí…
Đồng thời, bạn cũng nên xem xét các kênh đầu tư tài chính như tích lũy tiền tại BUFF, tài trợ vốn cho doanh nghiệp uy tín để gia tăng thu nhập thụ động. Việc này sẽ giúp bạn đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro trong thời gian khó khăn này.
Tạo quỹ dự phòng
Bên cạnh đó, bạn hãy duy trì một khoản tiết kiệm cố định phòng những trường hợp xấu như mất việc hoặc biến cố lớn xảy ra. Một khoản dự phòng tiêu chuẩn là số tiền để bạn sinh hoạt trong khoảng 3 đến 6 tháng. Trong thời kỳ suy thoái, số tiền này có thể lớn hơn. Đồng thời, liên tục học hỏi thêm kiến thức và bám sát tình hình thị trường. Tham khảo ý kiến từ những chuyên gia hoặc tư vấn viên đầu tư cũng là một gợi ý.
Đồng thời, việc tham gia vào các quỹ đầu tư cũng giúp các nhà đầu tư cá nhân giảm rủi ro tiềm ẩn. Các quỹ đầu tư này giúp những ai có số vốn ban đầu nhỏ vẫn có thể tích lũy với chiến lược đầu tư dài hạn. Ngoài ra tài sản còn được phân bổ linh hoạt giữa cổ phiếu và các tài sản có thu nhập cố định, đem đến giải pháp tăng trưởng và đem lại thu nhập ổn định cho người sở hữu Chứng Chỉ Quỹ.
Lời kết
Để vượt qua thời điểm suy thoái kinh tế khó khăn, bạn cần chuẩn bị tài chính cá nhân và các quỹ đầu tư một cách vững vàng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời cho việc làm thế nào để bảo vệ tiền của mình trong những thời điểm suy thoái. Đừng quên theo dõi BUFF để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.